Một loài sa giông mới được tìm thấy ở khu vực sông Mê Kông - Ảnh: WWF |
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) ngày 19-12 thông báo trong năm qua, các nhà khoa học phát hiện 163 loài mới ở khu vực sông Mê Kông.
Trong số này, có một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như loài tắc kè màu xanh nhạt ở Lào và một loài chuối hiếm thấy ở Thái Lan đang thuộc diện “cực kỳ nguy cấp” do nạn phá rừng.
Theo Reuters, khu vực sông Mekong vốn là quê hương của nhiều loài động thực vật quý hiếm, nhưng cũng là nơi có nhiều loài bị đe dọa nhất như hổ và tê giác do các bộ phận của hai loài này thường được dùng trong y học cổ truyền ở một số nước.
Tháng 6 vừa qua, chính quyền Thái Lan đột kích Đền Hổ - một điểm du lịch nổi tiếng ở tây Bangkok, và phát hiện hàng chục xác hổ lớn và hổ con đông lạnh, da hổ cùng nhiều loài được bảo vệ khác. Các quan chức nói số hổ này được dùng cho y học cổ truyền Trung Quốc.
Giống chuối hiếm thấy Musa Nanensis được tìm thấy ở miền bắc Thái Lan - Ảnh: WWF |
Jimmy Borah - Giám đốc Chương trình Động vật hoang dã của WWF ở khu vực sông Mê Kông, cho biết việc phát hiện các loài mới ở đây cho thấy vẫn còn nhiều loài mà con người chưa biết đến, điều quan trọng là con người bảo vệ các loài này ra sao trước khi chúng biến mất hoàn toàn.
"Để cứu chúng, điều mấu chốt là chúng ta phải đẩy mạnh việc chống nạn săn trộm và dẹp các chợ mua bán động vật hoang dã trái phép”, ông nói.
Loài thằn lằn giống rồng được phát hiện ở Phuket, Thái Lan - Ảnh: WWF |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận