Những con chuột thí nghiệm trở nên trong suốt sau khi được áp dụng phương pháp mới của các nhà khoa học Nhật Bản - Ảnh: wsj.com |
Theo AFP ngày 7-11, bằng cách dùng một phương pháp loại bỏ màu sắc khỏi các mô, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo và Trung tâm sinh học định lượng Riken đã khiến cho chuột thí nghiệm gần như hoàn toàn trong suốt.
Tuy nhiên, chuột thí nghiệm sẽ bị chết trong quá trình này, do vậy phương pháp trên không thể áp dụng cho các sinh vật sống.
Một phát ngôn viên Trung tâm sinh học Riken nói đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu thành công trong việc tạo ra một con chuột có thể nhìn xuyên thấu toàn bộ.
Trên tạp chí khoa học Cell (Tế bào) có trụ sở tại Mỹ, Kazuki Tainaka - tác giả chính của nghiên cứu, nói công nghệ của họ mang đến cho các nhà khoa học "những hiểu biết mới về cấu trúc 3D” của các cơ quan và các mô ở động vật.
Nó cũng cho phép kiểm tra từng cơ quan/bộ phận hay thậm chí toàn bộ cơ thể động vật mà không cần mổ xẻ chúng, cho họ có cái nhìn toàn diện hơn các vấn đề đang nghiên cứu.
Phương pháp mới này mang đến cho các nhà khoa học "những hiểu biết mới về cấu trúc 3D” của các cơ quan động vật - Ảnh: AFP |
Hiroki Ueda - một trong các tác giả nghiên cứu, cho biết phương pháp này "có thể được sử dụng để nghiên cứu sự phát triển của phôi thai hoặc sự phát triển của bệnh ung thư và các bệnh tự miễn dịch ở cấp độ tế bào”, từ đó giúp đưa ra biện pháp điều trị mới hiệu quả hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận