Phóng to |
Phút trùng phùng của hai mẹ con bé Phạm Văn Trường sau năm ngày bị bắt cóc. Chị Trần Thị Thơm (bìa trái)vui mừng đến ngỡ ngàng khi gặp lại con trai - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Xem video do Tuyền hình Tuổi Trẻ thực hiện |
Read this on Tuoitrenews.vn TDBé sơ sinh bị bắt cóc đã về với cha mẹVụ trẻ sơ sinh bị bắt cóc: Thử ADN bé trai cùng ngày sinhBắt cóc trẻ sơ sinh trong bệnh việnGia đình gửi đơn lên thanh tra Bộ Y tế
Cả ngàn người đứng suốt 45 phút chờ bé Trường được đưa từ Đông Anh (Hà Nội) về Bệnh viện Phụ sản trung ương. Trong khoảng thời gian ấy, chị Trần Thị Thơm - mẹ cháu bé - gần như nghẹt thở. Người chị run bắn, lúc nào cũng phải cầm lấy bàn tay ai đó.
“Đây đúng là con tôi”
Ở Bệnh viện Phụ sản trung ương, tất cả cửa sổ, cầu thang ken đặc người. Cả ngàn người cùng lúc bỗng vỗ tay rào rào khi thấy chiếc xe của Công an Hà Nội từ từ đưa em bé vào sân.
Phóng to |
Nguyễn Thị Lệ - nghi can bắt cóc bé sơ sinh - Ảnh: M.Q. |
“Cả gia đình chúng tôi đã không ăn, không ngủ suốt năm ngày nay. Giờ chỉ còn một cảm giác nhẹ nhõm, mừng, hạnh phúc” - anh Chiều nói. Mừng nhất là khi các bác sĩ cho biết trong mấy ngày qua, bé được chăm sóc tốt và đang rất khỏe mạnh. Những cô, chú, ông bà của bé đầu bạc trắng, cứ cố gắng đẩy người bảo vệ, lách cánh cửa mong được vào thăm bé một tí. Họ ngắm bé rồi khóc nức nở.
Theo anh Phạm Xuân Chiều, trong những ngày qua lúc nào gia đình người thân anh cũng có 20-30 người túc trực ở bệnh viện. Riêng ngày 7-11 có hơn 100 người đi tám ôtô đến chờ đợi tin em bé. Chiều qua có 70 người đợi sẵn ở bệnh viện chờ bé về. Anh chị đã chạy chữa nhiều năm nay mới sinh được bé thứ hai, sau khi sinh con gái đầu đặt tên là Ngân, năm nay 7 tuổi. Những ngày bé bị bắt cóc là những ngày tăm tối nhất. Giờ đây khi bé đã trở về, anh Chiều nói sẽ đặt tên cho bé là “Hà” (khi mới sinh, gia đình đặt tên cháu là Phạm Văn Trường), chữ thứ hai trong cái tên ghép “Ngân Hà”.
Phóng to |
Bé sơ sinh bị bắt cóc trong vòng tay cha - Ảnh: QUANG THẾ |
Hành trình giải cứu
Vẫn cho giám định ADN Đánh giá về vụ việc này, đại tá Nguyễn Đức Chung - phó giám đốc Công an Hà Nội - cho biết đây là vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt trẻ em với thủ đoạn mới. Đây cũng là bài học cảnh giác cho các bệnh viện trong quản lý bệnh nhân, nhất là đối với các sản phụ sinh nở và trẻ em. Theo đại tá Chung, dù toàn bộ lời khai của Nguyễn Thị Lệ trùng khớp với thông tin vụ việc, xác định cháu bé đúng là con của sản phụ Trần Thị Thơm, nhưng cơ quan công an vẫn cho giám định gen để đưa ra kết luận chính xác. |
Đến ngày 7-11, một tài xế taxi báo cho Công an Hà Nội về dấu hiệu bất thường của một phụ nữ bế trẻ sơ sinh ra khỏi Bệnh viện Phụ sản trung ương vào sáng 3-11. Theo đó, người phụ nữ bế bé trai nhưng không mang theo chăn màn, quần áo, tã lót, sữa..., bắt taxi sang khu vực phố Ô Cách (quận Long Biên) về tỉnh Bắc Giang.
Từ manh mối này, các trinh sát lần theo đến địa chỉ nhà Nguyễn Thị Lệ (tức Mai, 29 tuổi), ở xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Các trinh sát được biết Lệ lấy chồng tại thôn Hà Khê, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Lệ đã mang bầu và nếu bình thường thì sinh con cách đây một tháng.
Vài ngày trước, Lệ đưa về nhà mẹ đẻ ở Bắc Giang một bé trai nhưng không có đồ dùng cho trẻ sơ sinh, rồi sau đó đưa cháu về nhà chồng ở Đông Anh. Ngay lập tức, thượng tá Nguyễn Văn Tính, phó Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, dẫn đầu một tổ trinh sát đến nhà chồng của Lệ tại thôn Hà Khê. Tại đây, các trinh sát phát hiện một bé trai được nuôi trong nhà có đặc điểm giống bé Phạm Văn Trường.
Qua quá trình kiểm tra, tổ công tác xác định bé trai này chính là Phạm Văn Trường. Thượng tá Đào Thanh Hải cho biết cơ quan công an rất lo lắng về việc đảm bảo an toàn cho cháu bé. Lực lượng đi vây bắt và giải cứu phải đặt ra nguyên tắc số 1 là phải đảm bảo an toàn cho cháu bé, nếu cần có thể để nghi phạm chạy thoát. Tuy nhiên khi tổ công tác vào nhà, mọi người trong gia đình Lệ đều rất bình tĩnh, không có thái độ phản ứng đối với cơ quan công an. Sau khi được thượng tá Tính thông tin vụ việc, thuyết phục, gia đình chồng Lệ đã tạo điều kiện cho cơ quan công an đưa cháu bé cùng Nguyễn Thị Lệ về cơ quan công an.
Theo lời khai của Lệ, lấy chồng đã lâu nhưng đến đầu năm 2011 Lệ mới mang thai con đầu lòng. Nhưng số phận không cho Lệ được làm mẹ trọn vẹn, gần đến ngày sinh nở, Lệ mâu thuẫn, cãi nhau với chồng. Đến lúc sắp sinh con, Lệ gọi điện cho chồng nhưng không được giúp đỡ, phải tự mình vào một bệnh viện ở Gia Lâm (Hà Nội). Chỉ khoảng một giờ sau khi sinh, các bác sĩ thông báo con của Lệ tử vong do ngạt thở. Hốt hoảng, lo sợ gia đình nhà chồng mắng mỏ, Lệ tìm cách nói dối và có ý định tìm một cháu bé sơ sinh về nuôi.
Dù chưa lần nào đến Bệnh viện Phụ sản trung ương nhưng sáng 3-11, Lệ đánh liều đến đây tìm cách bắt cóc một cháu bé. Khi đến bệnh viện, Lệ đi theo cầu thang bộ, lấy một bộ quần áo của bác sĩ phơi ở sân mặc vào. Đến phòng của sản phụ Trần Thị Thơm, Lệ đứng ở giường đối diện nhìn cách mọi người thay tã, mặc quần áo cho trẻ sơ sinh. Sau đó Lệ giả làm y tá đến đưa cháu Phạm Văn Trường đi làm xét nghiệm để bế cháu ra khỏi phòng. Đến cầu thang, Lệ ném bộ quần áo bác sĩ tại chỗ rồi bế cháu Trường ra cổng, vẫy một taxi chạy thẳng về Bắc Giang. Trong những ngày giữ cháu Trường, Lệ chăm sóc như chính con mình đẻ ra.
“Mong người bắt cóc sẽ được làm mẹ” Anh Phạm Xuân Chiều cho biết: “Người đầu tiên báo tin về việc đã tìm được con là một anh phóng viên báo Tuổi Trẻ. Tôi có linh cảm thông tin này không sai, cảm thấy hạnh phúc không biết diễn tả thế nào. Cả gia đình, dòng họ, bà con làng xóm đều vui mừng. Bố tôi bị bệnh nằm một chỗ, nghe tin báo cũng hỉ hả, tươi tắn vui vẻ hẳn”. Nói về người bắt cóc cháu bé, anh Chiều nói: “Tôi và cả gia đình vô cùng bức xúc, căm phẫn. Nhưng khi tìm được cháu, thấy cháu hồng hào khỏe mạnh, lại nghe tin người phụ nữ bắt con tôi bất hạnh trong chuyện sinh nở, tôi hiểu cô ấy khát khao được làm mẹ nên làm liều. Con tôi đã bình yên, mong cho người phụ nữ bắt cóc con tôi sẽ được làm mẹ một cách chính đáng”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận