01/11/2014 06:00 GMT+7

Tiêu điểm: Tăng lương được không?

Võ Hương - Quang Quý - Lê Kiên
Võ Hương - Quang Quý - Lê Kiên

TTO - Tại sao ngân sách không bố trí được nguồn tăng lương theo lộ trình? Dù giảm nợ - tăng lương vẫn là bài toán khó nhưng không phải không thể tăng lương.

Tại kỳ hợp Quốc hội lần này nhiều đại biểu Quốc hội rất băn khoăn đây là năm thứ hai liên tiếp ngân sách không bố trí được nguồn tăng lương theo lộ trình. Khả năng tăng lương trong năm 2015 có thể thực hiện được không?

Thực hiện tăng lương cho người lao động trong thời gian tới, ít nhất là năm 2016. Ảnh minh họa

Khoản chi chưa hợp lý nên tạm ngưng, chi cho tăng lương

Trả lời Báo Tuổi Trẻ, ông Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội cho rằng: nếu chúng ta đứng trên lợi ích của người dân sẽ làm được.

Làm như thế nào: thứ nhất là phải cắt giảm hoặc sắp xếp lại một số cái khoản chi, thứ 2 là đề ra một số biện pháp tiết kiệm, nhất là tiết kiệm trong chi thường xuyên,  tiết kiệm thông qua tinh giản biên chế cũng là một cách.

Ngoài ra, cần sắp xếp lại một số khoản chi, có những khoản chi nếu như mình thấy là chưa có chi ngay được mà nó cũng không ảnh hưởng đến nền kinh tế thì có thể tạm ngưng, tạm hoãn để mà chuyển qua chi cho tăng lương.

Nên có 1 khoản trợ cấp nhất định trong năm 2015 cho những người khó khăn thuộc diện chính sách, cán bộ CNV hưởng lương từ ngân sách ( trong đó có diện hưởng lương hưu).

>> Trương Trọng Nghĩa

Nên tăng lương theo từng đối tượng

Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm nhận định: hiện việc nợ công đang mấp mé bờ nguy hiểm.

Một là giới hạn trả nợ, hai là giới hạn vay của mình đang mấp mé sàn. Nợ công còn phụ thuộc vào khả năng GDP năm nay. Nếu mà GDP năm nay nó mà nhích lên thì mức sàn có thể nhích lên. Nếu như  GDP tuột xuống thì nợ công cũng sẽ tuột theo.

Và giờ nếu thêm vào việc tăng lương thì sẽ khá “gay” để thực hiện.

>> Ông Cao Sỹ Kiêm 

Với tình hình thực tế,  ông Kiêm chia sẻ: việc tăng lương là không thể hoãn nữa vì đã từng lỡ hẹn một lần rồi. Tuy nhiên, nên tăng một cách từ từ, theo từng đối tượng.

Ông Kiêm nói rằng giải pháp bây giờ là phải tính toán lại ngân sách, kiên quyết cắt giảm những khoản chi không hợp lý và lãng phí.  Đặc biệt, vẫn phải có tăng lương, tất nhiên không phải tăng đồng loạt mà là tăng vào những đối tượng cụ thể: các cụ về hưu khó khăn quá,  những người lao động thu nhập thấp, những người lao động giản đơn và thu nhập không đủ sống

  >> Ông Cao Sỹ Kiêm

Nợ công cần xem xét, cơ cấu lại

Trong phiên thảo luận mới đây, các đại biểu Quốc hội đã tiếp tục có nhiều ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề làm thế nào để cân bằng giữa việc giải quyết nợ công, nợ xấu, thực hiện tăng lương cho người lao động trong thời gian tới, ít nhất là năm 2016.

Cán bộ hưu trí chờ nhận lương từ quỹ bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa

Ông Trần Hoàng Ngân - Đại biểu Quốc hội TP.HCM phân tích về những vấn đề cần phải lưu ý để kiềm chế mức nợ công không vượt quá trần 65%:

>> Ông Trần Hoàng Ngân

Trả lời chất vấn của nhiều Đại biểu Quốc hội về vấn đề nợ công, nợ xấu, Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng tình hình nợ công sẽ chạm trần vào năm 2016, giảm dần trong những năm sau đó.

>> Ông Trần Hoàng Ngân

Với những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam và mặt cân đối ngân sách, ông Ngân cho rằng, chúng ta vẫn sẽ kiểm soát được mức tăng nợ công nếu như thực hiện theo những đóng góp của các đại biểu quốc hội, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng lượng đầu tư vào khu vực tư nhân.

>> Ông Trần Hoàng Ngân 

Võ Hương - Quang Quý - Lê Kiên
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên