Thứ 7, ngày 28 tháng 5 năm 2022
Thủ tướng Thụy Điển lại từ chức
TTO - Ngày 10-11, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven đã đệ đơn từ chức lên Chủ tịch Quốc hội Andreas Norlen sau nhiều thăng trầm trong chính trường.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven (trái) đã đệ đơn từ chức lên Chủ tịch Quốc hội Andreas Norlen ngày 10-11 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, hồi tháng 8-2021, ông Lofven xác định sẽ từ chức vào tháng 11 này. Ông cho biết cuộc tổng tuyển cử dự kiến của Thụy Điển sẽ diễn ra vào tháng 9-2022, do đó, điều quan trọng là cần bàn giao công việc sớm.
Tuần trước, ông Lofven - người giữ chức thủ tướng được 7 năm - tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội tại đại hội đảng.
Bà Magdalena Anderson, 54 tuổi, hiện là Bộ trưởng Tài chính, sẽ kế nhiệm vai trò chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội. Bà cũng đứng trước cơ hội trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển nếu vượt qua cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, dù chưa ấn định thời gian tổ chức.
Tuy nhiên, cơ hội của bà Anderson không hoàn toàn dễ dàng do liên minh thiểu số của ông Lofven cũng trải qua nhiều khó khăn kể từ khi nắm quyền năm 2014.
Bà Anderson phải giành được sự ủng hộ từ các đảng liên minh là đảng Xanh, đảng Cánh tả cùng với các đảng đồng minh bên ngoài là đảng Trung tâm và đảng Tự do. Tuy nhiên, hiện giữa các đảng này đang xảy ra mâu thuẫn.
Một thách thức khác với bà là sự nổi lên của đảng Bảo thủ ôn hòa. Đảng này kết hợp với đảng Dân chủ Thụy Điển có tư tưởng phản đối người nhập cư và hiện đã sẵn sàng lên cầm quyền với sự ủng hộ trong Quốc hội.
Phát biểu sau khi được bầu là chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội, bà Anderson khẳng định sẽ ưu tiên khí hậu, khôi phục quyền kiểm soát dân chủ với trường học và hệ thống y tế sau làn sóng tư nhân hóa, và đẩy mạnh cuộc chiến chống lại phân biệt đối xử và các băng nhóm bạo lực.
Cuối tháng 6-2021, Thủ tướng Stefan Lofven nộp đơn xin từ chức do không vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Đến ngày 7-7, ông được Quốc hội Thụy Điển tái bầu làm Thủ tướng để tạm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài trong nước.
-
TTO - Một trong những lý do để giải thích cho giá sách giáo khoa mới cao gấp 2 - 3 lần so với sách của chương trình cũ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã cho rằng sách mới có "khổ to, giấy đẹp".
-
TTO - Xu hướng gọi đồ ăn trực tuyến nở rộ trong giai đoạn dịch COVID-19 đang tạo ra một hệ lụy lớn, đó là gia tăng chóng mặt lượng rác thải nhựa. Việc này có thể tạo ra sự tiện lợi trước mắt nhưng lại bỏ qua những nguy cơ lâu dài.
-
TTO - Kết thúc phiên giao dịch 27-5, giá dầu đạt mức cao nhất trong gần hai tháng tạo áp lực tăng giá xăng dầu trong nước; Nhiều phụ huynh tranh thủ mua quà tặng 1-6 cho con; Vải thiều bán đắt hàng trên các sàn thương mại điện tử... là tin nổi bật.
-
TTO - Khoảng 800 - 1.000 VĐV được xét nghiệm doping (chất cấm) tại SEA Games 31. Các mẫu thử này được bảo quản khắt khe, có người trực tiếp mang từ Hà Nội đến phòng thí nghiệm tại Bangkok (Thái Lan) kiểm tra trước khi công bố kết quả.
-
TTO - Kế sách của Tôn Tẫn cách đây hơn 2.300 năm đang được hậu thế của ông áp dụng lại, trong bối cảnh Trung Quốc hiện đại đang đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp cả trong lẫn ngoài nước.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận