31/10/2017 21:56 GMT+7

Thủ hiến Catalonia bị phế truất không xin tị nạn chính trị

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Chiều tối 31-10 (giờ VN), ngay sau khi Tòa hiến pháp Tây Ban Nha ra phán quyết đình chỉ tuyên bố độc lập ngày 27-10, cựu Thủ hiến Catalonia đã lên tiếng từ Bỉ.

Thủ hiến Catalonia bị phế truất không xin tị nạn chính trị - Ảnh 1.

Thủ hiến bị phế truất của Catalonia, ông Carles Puigdemont, trong cuộc họp báo ngày 31-10 tại Bỉ - Ảnh: REUTERS

Đây là lần đầu tiên ông Carles Puigdemont lên tiếng sau khi Catalonia bị tước quyền tự trị và chính thức đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương Madrid ngày 30-10. 

Như vậy, các thông tin nói ông Puigdemont đã rời Tây Ban Nha và đến Bỉ trước đó là chính xác. 

Phát biểu trước đông đảo phóng viên ngày 31-10, cựu lãnh đạo Catalonia khẳng định ông đến Bỉ "không phải để xin tị nạn chính trị" như các suy đoán hai ngày qua, mà là vì "sự an toàn và tự do" nhưng không nói rõ sẽ ở trong bao lâu.

Ông Puigdemont nói rằng không phải ông đang trốn chạy sau khi bị các công tố viên Tây Ban Nha đề nghị truy tố tội "kích động làm phản", và khẳng định sẽ chỉ trở về Tây Ban Nha nếu nhận được "sự đảm bảo" từ chính quyền trung ương.

Cựu thủ hiến Catalonia cũng kêu gọi mọi người bình tĩnh, tránh bạo lực nếu không muốn bị bắt. 

"Tôi đã nói người dân nên chuẩn bị đường dài. Dân chủ sẽ là nền tảng cho chiến thắng của chúng ta", Reuters dẫn lời ông Puigdemont nhấn mạnh trong cuộc họp báo.

Chúng ta không thể xây dựng một nền cộng hòa cho tất cả người dân bằng bạo lực được. Chúng ta nên chậm lại và cân nhắc cái giá hợp lý có thể trả (cho nền cộng hòa đó)

Cựu thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont kêu gọi.

Việc Nghị viện Catalonia tuyên bố độc lập ngày 27-10 đã dẫn tới sự chia rẽ và những phản ứng trái chiều tại Tây Ban Nha. 

Trong các cuộc biểu tình riêng rẽ sau đó, hàng trăm ngàn người đã xuống đường thể hiện hai thái cực ủng hộ và phản đối Catalonia độc lập. 

Vài tiếng đồng hồ sau khi Catalonia tuyên bố độc lập, Thượng viện Tây Ban Nha đã đáp trả bằng việc bỏ phiếu kích hoạt Điều 155 của Hiến pháp, tước quyền tự trị của Catalonia và thông qua các biện pháp ứng phó do Thủ tướng Mariano Rajoy đề xuất.

Các biện pháp này bao gồm giải tán chính quyền của ông Puigdemont và kêu gọi bầu cử sớm vào tháng 12 tới. 

Chính quyền Madrid trước đó cũng để ngỏ khả năng ông Puigdemont có thể tham gia cuộc bầu cử trên nếu muốn.

Châu Âu hỗn loạn vì chủ nghĩa dân tộc Châu Âu hỗn loạn vì chủ nghĩa dân tộc

TTO - Từ Vương quốc Anh tới vùng Catalonia, tư duy về bản sắc dân tộc đã “chiến thắng”, mang theo lo lắng và hỗn loạn.

Ngày 31-10, cựu thủ hiến Puigdemont tuyên bố ông chấp nhận giải pháp bầu cử sớm, khẳng định sẽ tôn trọng kết quả và đòi hỏi điều tương tự từ chính quyền trung ương.

"Tôi muốn Nhà nước Tây Ban Nha phải có một lời cam kết rõ ràng. Liệu họ có tôn trọng kết quả bầu cử (vào tháng 12 tới) ở Catalonia nếu những người theo chủ nghĩa ly khai chiếm đa số?", ông Puigdemont đặt vấn đề.

Trong diễn biến liên quan cùng ngày, ngay sau cuộc họp báo của cựu thủ hiến Catalonia, Văn phòng Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã ra tuyên bố khẳng định "không mời" ông Puigdemont như truyền thông đã nói trước đó.

"Chính phủ Bỉ không hề có một động thái nào mang tính khuyến khích ông Puigdemont tới Bỉ", Reuters dẫn thông báo nêu rõ. 

Mặc dù vậy, phía Bỉ khẳng định ông Puigdemont "vẫn sẽ được đối xử như bất kỳ công dân nào khác của Liên minh châu Âu".

Kịch bản nào khi 'đội Barcelona' muốn tách ra khỏi Madrid? Kịch bản nào khi "đội Barcelona" muốn tách ra khỏi Madrid?

TTO - Giới quan sát cho rằng Thủ hiến Carles Puigdemont của vùng Catalonia, nơi có đội Barcelona lừng danh sẽ không nhượng bộ trước tối hậu thư của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy yêu cầu ông dẹp bỏ ý định tự trị với Madrid.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên