Ảnh minh họa |
Lập tức, bạn bè của cô ấy vào like (thích) tới tấp, gần cả trăm lượt. Người ta buồn vì mất điện thoại, mình “like” cũng đồng nghĩa là thích điều ấy!? Hiếm hoi lắm mới có vài dòng comment (bình luận) an ủi hoặc hướng dẫn cách thức “rút kinh nghiệm” cho lần sau.
Mở một facebook khác đẫm màu tím buồn rười rượi của chị đồng nghiệp “Yên giấc em nhé. Cầu mong em ra đi thanh thản!”, lượt like cũng không kém cạnh.
Người ta thường nói “chung vui, chia buồn” để phản ánh cách ứng xử văn hóa, chia sẻ kịp thời, đúng lúc, phù hợp giữa mọi người với nhau. Không gì phải phàn nàn, đắn đo nếu “like” chung vui trong những tình huống bạn bè, người thân (thậm chí người không quen biết) gặp chuyện vui. Đằng này, “like” trong những trường hợp đau buồn, mất mát có vẻ không phù hợp cho lắm.
Đành rằng người thể hiện không có ác ý gì vì đa số đều là bạn bè, người thân; đành rằng ngầm hiểu với nhau đó cũng là sự chia sẻ, thông cảm nhưng liệu có nên like trong những trường hợp như thế? Có vẻ như sự gán ghép này vô tình hơi “nhầm chỗ”.
Đồng nghiệp khác của tôi cũng khá bức xúc trao đổi, có vài câu chuyện thương tâm, tin buồn được đăng nhưng không phải câu chuyện trực tiếp của chủ nhân trang facebook đó mà họ kể lại từ hoàn cảnh khác. Vậy mà mọi người vẫn nhấn “like” ầm ầm và chia buồn với chủ nhân trang facebook đăng thông tin, mặc dù họ không dính dáng gì!
Cá nhân tôi suy nghĩ thay vì bấm like, có thể chia sẻ tình cảm, viết những đoạn an ủi sẽ hay hơn (đương nhiên phải đúng người cần nhận).
Và quan trọng nhất nếu gặp trực tiếp để bày tỏ sẽ tốt hơn. Đừng để những cái “like” chia sẻ, đồng cảm, vô tình trở thành cái “like” vô cảm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận