Edward Snowden làm việc cho website NgaIndonesia triệu tập đại sứ Úc vì vụ nghe lénKỳ 1: Nghe ngóng trong thế kỷ 20
Phóng to |
Tên lửa đẩy Trường Chinh 4C mang theo ba vệ tinh rời bệ phóng ở tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc hồi tháng 7 - Ảnh: Tân Hoa xã |
Vụ khủng hoảng tên lửa Cuba đầu thập niên 1960 là một bước tiến (hay leo thang) lớn của kỹ thuật và chiến lược nghe ngóng. Tháng 9 và 10-1962, hệ thống nghe ngóng tín hiệu liên lạc SIGINT cho phép NSA (tiền thân là ASA, an ninh quân đội Mỹ) bắt được những bức điện trao đổi giữa Liên Xô và Cuba về việc vận chuyển vũ khí và nhân sự, trong đó có chi tiết về cả một hệ thống phòng không sang Cuba.
Cả thế giới nghe ngóng nhau
Từ đó, các viên tướng chỉ huy NSA đặt nghi vấn: nếu Liên Xô đưa phòng không qua, tức là để phòng vệ cho một cái gì đó “quý giá” lắm. Máy bay do thám U-2 cùng các máy bay không người lái Ryan AQM-34 được điều động liên tiếp, dò ra vị trí các tên lửa đạn đạo ở Cuba hôm 15-10-1962. Thời đó, các Ryan AQM-34, phóng đi từ vận tải cơ DC-130, đóng vai trò phát đi tín hiệu đánh lạc hướng rađa đối phương, khiến lầm tưởng chúng là máy bay U-2, để U-2 (thực) dễ bề hoạt động. Tuy nhiên, phía đối phương cũng đánh trả được và bắn hạ một chiếc U-2.
Những thiệt hại cho các chuyến không thám buộc Mỹ phải tăng tốc việc sử dụng vệ tinh vào công việc nghe ngóng, từ các vệ tinh hạng nhẹ chụp ảnh ở quỹ đạo thấp đến các vệ tinh nặng 1-2 tấn bay ở quỹ đạo 300-800km được phía Liên Xô đặt tên giùm cho là “Chim gián điệp” (Spook Bird). Lớp vệ tinh này hoạt động đến năm 1977. Trước khi có sự tham gia của các vệ tinh, phía Mỹ chỉ nắm được tầm quan sát hệ thống rađa phòng thủ của Liên Xô trong khoảng 350km cách bờ biển. Từ khi có các vệ tinh, hầu như NSA “nắm rõ” mọi cơ sở rađa của Liên Xô. Tất nhiên, khả năng này cũng là ngược lại đối với phía Liên Xô.
Vụ nghe ngóng và chống nghe ngóng qua vụ khủng hoảng tên lửa Cuba là một minh chứng cho vai trò của nghe lén. NSA nổi bật lên trong số hàng chục cơ quan nghe ngóng quân đội từ đấy. Vụ cựu nhân viên NSA Snowden mấy tháng nay tung hê các bí mật nghe ngóng của NSA trên khắp thế giới ở quy mô và cường độ lớn như thế không có gì là lạ lùng. NSA có nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ khỏi mọi đe dọa tấn công. Và muốn thế phải nghe ngóng để biết thiên hạ đang “làm gì ta” bằng phương tiện nào, lực lượng cỡ nào, nhân lực trình độ ra sao, thiết bị kỹ thuật như thế nào, đóng tại đâu, công khai hay dưới lớp vỏ bọc dân sự nào (đại học X, công ty viễn thông Y, công ty máy tính Z...), mạng lưới của địch ở nước này, ở nước kia ra sao, phương thức hoạt động như thế nào, nhắm vào những “xó xỉnh” nào của ta...
Ngay cả việc có chân rết ở nhiều nước, nghe ngóng các thông tin liên lạc ở địa phương cũng là chuyện xưa như Trái đất! Có sứ quán của nước nào mà không có một (hay nhiều) nhân viên chuyên đảm nhiệm công việc mã hóa các liên lạc của mình, hoặc nếu cần thì mở rộng làm thêm công việc nghe ngóng (SIGINT)! Riêng CIA không chỉ nghe ngóng mà còn hỗ trợ kỹ thuật cho các nước trong khuôn khổ thỏa thuận với một bên thứ ba (Technical support to the third party agreements).
Sau vụ khủng hoảng tên lửa Cuba, cuộc chiến tranh Việt Nam trên cả hai miền Nam, Bắc và Đông Dương còn là một cuộc đấu trí và lực kinh khủng trong việc nghe ngóng đối phương mà kẻ thắng, người thua lịch sử đã ghi rõ.
Vệ tinh dân sự
Bên cạnh các vệ tinh do thám chính cống, các vệ tinh khí tượng, thủy văn, địa chấn... cũng có thể thu thập thông tin bằng công cụ đo lường chuyên biệt của mỗi ngành. Tuần trước, Trung Quốc và Ấn Độ ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng biên giới, theo đó từ nay sẽ thông báo cho nhau các hoạt động điều động quân sự của mình dọc biên giới. Tuy nhiên báo chí Ấn Độ (tờ Times of India ngày 24-10) cũng kèm theo tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ và Cơ quan Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) báo động hiện có đến 19 vệ tinh Trung Quốc đang quan sát các vùng biển của Ấn Độ, yêu cầu nhanh chóng tăng cường khả năng chống trả hoặc hóa giải việc truyền tin của các vệ tinh này, mà theo ước tính sẽ cần đến 80-100 vệ tinh.
Việt Nam cũng bắt đầu tham gia “cuộc chơi” từ không gian này. Hôm 4-9, vệ tinh VNREDSat-1 đã được phía đối tác Pháp bàn giao cho Việt Nam sau ba tháng vận hành thử nghiệm trên quỹ đạo. Ban quản lý dự án cho biết vệ tinh quan sát Trái đất này đã và đang hoạt động rất ổn định, đạt tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật theo thiết kế và hằng ngày cung cấp đều đặn hàng trăm bức ảnh về mặt đất.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định rằng làm chủ được hệ thống vệ tinh quan sát Trái đất VNREDSat-1 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học - công nghệ mà còn có ý nghĩa về chính trị, an ninh. Với 3.200km bờ biển cùng với gần 3.000 đảo lớn nhỏ, 1 triệu km2 biển và thềm lục địa, ảnh vệ tinh sẽ góp phần quản lý, khai thác, bảo vệ.
Đức, Brazil trình dự thảo nghị quyết chống nghe lén Đức và Brazil hôm 1-11 (giờ Mỹ) đã trình lên Liên Hiệp Quốc một bản dự thảo nghị quyết kêu gọi chấm dứt nghe lén, thu thập dữ liệu và các hành vi xâm phạm quyền riêng tư quá mức khác. Reuters cho biết dự thảo này không nêu đích danh nước nào nhưng nhiều nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc nói rõ ràng văn bản này nhằm vào Mỹ. Dự thảo có đoạn tuyên bố “quan ngại sâu sắc về sự xâm phạm và lạm dụng nhân quyền gây ra bởi bất cứ hành động giám sát thông tin nào”. Văn bản này cũng kêu gọi các nước “thiết lập các cơ chế giám sát quốc gia độc lập, đủ năng lực đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm của việc giám sát thông tin, nghe lén và thu thập dữ liệu cá nhân”. Dự thảo sẽ được đưa ra biểu quyết tại Ủy ban thứ ba của Liên Hiệp Quốc (chuyên trách nhân quyền) vào cuối tháng này và sau đó là tại Đại hội đồng vào tháng sau. VIỆT PHƯƠNG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận