Phóng to |
Học sinh lớp 12 Trường THPT Võ Thị Sáu (TP.HCM) nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm 2014. Dự kiến năm 2015 thí sinh sẽ thi xong mới chọn trường đăng ký xét tuyển - Ảnh tư liệu |
TTO xin trích đăng:
+ Tuyển sinh theo kiểu này vẫn chưa ổn. Theo tôi, các trường đại học không nên dùng cách xét tuyển mà là tuyển sinh. Như vậy, lượng thí sinh ảo sẽ không có. Sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và lượng thí sính đăng ký. Nhà trường có thể chủ động được.
+ Dù muốn hay không 12 năm học của HS vẫn là 12 năm. Chi bằng cứ cấp cho mỗi HS giấy CN hoàn thành 12 năm học PT. Em nào đủ khả năng thi ĐH thì nộp hồ sơ thi ĐH. Còn lại các em không thi có GCN để đi xin việc làm hay hoc nghề.
+ Tôi không tán thành thi xong mới đăng ký vào các trường. Vì như thế không còn cơ hội cho các trường tốp dưới chọn được các em giỏi.
+ Nếu như ai cũng trên 27, 28 điểm mà đăng ký vào trường y hết thì những bạn 26,5 điểm hoặc dưới mà có điểm cộng cao thì phải làm sao? Vẫn còn những vấn đề chưa hợp lý!
+ Thi trước rồi mới xét tuyển thì đúng là tạo điều kiện cho những kẻ nhu nhược, sợ hãi, không dám đương đầu với thách thức. Đó không phải là bản chất cần có của một con người có thể tạo nên sự khác biệt để đóng góp nhiều cho xã hội.
Hãy cho học sinh thấy lựa chọn phù hợp với khả năng và có bản lĩnh mới giúp họ thành công chứ không phải cứ chăm chỉ học và thi điểm cao là được, và hãy tập cho học sinh làm quen với việc tự chịu trách nhiệm với những gì mình lựa chọn. Cuộc sống là vậy.
+ Theo dõi thi tốt nghiệp trong những năm qua, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên 90%, như vậy việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp không còn cần thiết nữa. Tôi ủng hộ ý kiến bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Ngược lại, qua các kỳ thi đại học, mức độ sàng lọc là khá lớn, ở những trường danh tiếng học sinh phải đạt trung bình 7 điểm trở lên mới có hi vọng. Do vậy cần tổ chức kỳ thi đại học như hiện nay.
Mặt khác nếu "Thi xong mới đăng ký trường đại học" sẽ mở cánh cửa cho "tiêu cực" trong việc xét tuyển, vì cùng lúc có nhiều em điểm cao cùng xin vào một trường, chọn ai đây và chọn thế nào?
Hiện nay hiện tượng chạy trường đã khá phổ biến kế từ cấp mầm non, tiểu học, trung học, đại học, kể cả trường chuyên vẫn chưa được ngăn chặn.
+ Liệu sự thay đổi cơ bản này "thi xong mới đăng ký nguyện vọng" có làm rối cho tuyển sinh của các trường ĐH?. Với hai giả thiết:
Nếu công bố điểm trúng tuyển trước kỳ thi thì sẽ căn cứ vào đâu để tiên liệu số lượng SV cho trường, còn công bố sau khi có điểm thi thì buộc trường phải cập nhật điểm thi toàn quốc và những trường nằm ở tốp dưới sẽ làm gì hay cứ đợi chờ đến lượt? Liệu rằng khi có điểm trường công bố TS đăng ký vào chắc gì trúng tuyển khi lượng TS đăng ký vào quá tải. Khác nào bắt SV phải học một thứ mình không muốn, như vậy thì kết quả, chất lượng sinh viên như thế nào? Nếu giải quyết được những yếu tố trên thì khi đó phương pháp đổi mới này mới khả thi .
+ Dễ nảy sinh tiêu cực. Sau khi biết điểm thí sinh mới chọn trường tức vẫn có sự cạnh tranh giữa các hồ sơ. Trong khi điểm số và chỉ tiêu tuyển sinh đã có thì việc ước lượng ai được chọn là điều trong tầm tay của bộ phận tuyển sinh. Và dẫn tới sự không công bằng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
+ Rất đồng tình ý kiến thi xong mới đăng ký trường ĐH. Việc thay đổi này có gây vất vả cho người tuyển chọn nhưng rất có lợi cho người được tuyển chọn (mà người được tuyển chọn chính là tương lai của quốc gia). Những trường thấp đương nhiên phải chịu chờ đợi hoặc không tuyển được nhân tài như các trường cao, đó là lẽ công bằng. Có như vậy thì người tài mới được đào tạo đúng môi trường để phát huy (vì không sợ rủi ro) và các ĐH thấp cũng vì cạnh tranh lành mạnh mà vươn lên thể hiện uy tín của mình. Chứ chẳng lẽ các trường thấp cứ không chịu phấn đấu, khẳng định vị trí mà cứ đòi ngồi mát ăn bát vàng à?
Bạn ủng hộ hay không phương án "Thi xong mới đăng ký trường đại học"? Theo bạn, đâu là những ưu/ khuyết điểm của hình thức này? Cần làm gì để phương án này nếu được chọn sẽ là một phương án khả thi? Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Phản hồi bạn đọc dưới bài viết. Trân trọng. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tổ chức kỳ thi quốc gia: Không nên chần chừ nữa!Ngoại ngữ là môn bắt buộc: người ủng hộ, người khôngKhông nên trì hoãnTầm quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPTHãy lắng nghe ý kiến học sinhChưa chốt phương án một kỳ thi quốc gia
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận