24/09/2024 07:54 GMT+7

Thi cử chỉ nên là một phần nhỏ trong học tập

Bài 'Quá nhiều cuộc thi, có tạo ra sự đố kỵ, ganh đua giữa các học sinh?' (Tuổi Trẻ Online 22-9) đã thu hút nhiều bạn đọc quan tâm, góp ý.

Thi cử chỉ nên là một phần nhỏ trong học tập - Ảnh 1.

Đồ họa: T.ĐẠT

Nên giảm bớt các cuộc thi để tránh việc các em học sinh cảm thấy áp lực phải vượt qua bạn đồng trang lứa. Thay vào đó, nên khuyến khích các em vươn lên, tự vượt qua thành tích bản thân là được.
bạn đọc TIÊN

"Phiền nhất là các cuộc thi từ các app giáo dục liên kết với nhà trường. Mới lớp 1, lớp 2 đã có app thi toán, tiếng Việt hàng tuần, lên lớp lớn hơn thì thêm app tiếng Anh, tin học...", bạn đọc Hiếu Nguyễn cho biết.

Bạn đọc Vũ Tuấn nhận xét: "Các cuộc thi văn nghệ, mỹ thuật hay thể thao nhiều khi cũng là một phần trong áp lực đối với học sinh. Nhiều em mất rất nhiều thời gian cho việc tham gia các cuộc thi ở trường, quận, thành phố".

"Có nhiều cuộc thi học sinh, giáo viên phải bỏ tiền túi, công sức để hoàn thành chỉ tiêu. Nhà quản lý giáo dục cần xem lại", bạn đọc có tài khoản vomi****@gmail.com nêu ý kiến.

Đồng quan điểm, một bạn đọc phân tích: "Nói chung các cuộc thi tạo ra chỉ tập trung vào một số em có năng lực xuất sắc nổi trội thôi. Còn phần lớn các em lại chả mấy quan tâm.

Các cuộc thi này cũng chẳng tạo ra được bất kỳ động lực nào để các em phấn đấu, vì mặc nhiên các em nghĩ đó không phải là sân chơi của mình. Nếu các cuộc thi không tạo ra động lực để học sinh cố gắng hay có động lực học tốt hơn thì nên hạn chế, không nên lạm dụng".

Nhiều ý kiến cũng đề xuất thêm giải pháp. Bạn đọc Thành Công gợi ý: "Thay vì chú trọng vào thành tích, hãy tạo ra không gian học tập lành mạnh để học sinh có thể khám phá đam mê và phát triển một cách toàn diện".

"Cần có kế hoạch, lộ trình rõ ràng để vận động. Tuổi ăn tuổi lớn mà thi hoài tội các em lắm. Đừng để các cuộc thi dẫn đến sự đố kỵ, giảm sự đoàn kết giữa các em. Hãy để mỗi ngày đến trường là một niềm vui", bạn đọc Dù Thi chia sẻ.

"Có thể điều chỉnh lại nội dung để các cuộc thi thực sự phù hợp với năng lực và sở thích của từng nhóm học sinh và giáo viên" - bạn đọc Trần Huyên góp ý thêm.

Thi cử chỉ nên là một phần nhỏ trong học tập - Ảnh 3.Dạy thêm, học thêm sinh ra từ áp lực?

Phải chăng dạy thêm, học thêm sinh ra từ đủ thứ áp lực? Từ áp lực thu nhập và đời sống giáo viên đến áp lực chương trình quá tải?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên