Lúc đó, hễ lướt mạng thấy cảnh người ta dúi đầu vào cột điện múa với trạng thái rất... vô tri.
Nào giờ người lớn thường dạy con nít đứng tránh xa cột điện ra vì có thể gặp nguy hiểm với điện. Tôi tự hỏi đăng tải hình ảnh này vui ở chỗ nào, cỡ nào? Hay tại bởi view, cho "bằng chị, bằng em" mà người ta làm trò bất chấp hình ảnh và cả tính mạng...
Gần đây có trào lưu hủy hoại ảnh cưới để trút hờn giận. Người mang ảnh ra giữa cầu cao vứt xuống cho trôi theo dòng nước, người tưới xăng đốt bức ảnh cưới cháy ra tàn tro... Nhiều người bắt chước theo tạo thành trào lưu nội dung tiêu cực.
Có người đàn ông "đạo diễn" cho đứa con trai nhỏ giẫm đạp, xé bức ảnh cưới của mình và vợ sau ly hôn để quay thành nhiều video clip đăng mạng... Đây có phải là mượn trào lưu để làm nhục người khác?
Một năm trước, nhiều phụ huynh từng lo lắng với trào lưu "bẻ đồ long đao" được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Những thanh gập lò xo tập tay có lực gập từ 20 - 120kg nếu không qua tập luyện mà sử dụng rất nguy hiểm.
Có những đứa trẻ chỉ mới vài tuổi đã tham gia thử thách và được ghi hình. Để thu hút nhiều người xem, có người đem "đồ long đao" để thử thách các em nhỏ trong xóm để ghi hình.
Một số cửa hàng cũng có phần thưởng cho những người bẻ được "đồ long đao". Và một bé trai ở Hà Nội đã phải cấp cứu trong tình trạng mặt sưng nề, bầm tím nhiều vùng mũi, biến dạng lõm mũi phải, vỡ mũi do tham gia thử thách "bẻ đồ long đao" 30kg tại trường...
Nội dung trên mạng có thể ảnh hưởng, gây hậu quả cho cuộc sống bên ngoài. Như trường hợp điển hình này, rủi ro cho trẻ em khi xem nội dung trên mạng xã hội không có chọn lọc. Thật đáng lo ngại nếu trào lưu gây hại, nguy hiểm lại thu hút nhiều người tham gia, nhất là thanh thiếu niên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận