Phóng to |
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên trả lời chất vấn - Ảnh: V.Dũng |
“Chính phủ là cơ quan hành chính, cơ quan hành pháp quản lý toàn diện. Vì vậy, mỗi một thất thoát, mỗi một hiện tượng xã hội nào không tốt trong xã hội, một con tàu đang đi ngoài khơi bị chìm, máy bay bị nổ... đều liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ”.
Sẽ minh bạch hóa
Năm 2012: sẽ giải quyết các khiếu nại đất đai nổi cộm Đây là nội dung trọng tâm mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu lên ngay sau phiên chất vấn. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Thanh tra Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp phải thực hiện từ nay đến ngày 31-12-2012 và công khai việc giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là việc đền bù giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, khu đô thị đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Với 904 vụ việc khiếu nại mà theo Tổng thanh tra Chính phủ là còn tồn đọng, Chủ tịch Quốc hội cho rằng phải giải quyết trong năm nay. |
Phó thủ tướng khẳng định đã xảy ra sai phạm thì các bộ tổng hợp và chuyên ngành đều phải có trách nhiệm trong vấn đề thất thoát tài sản, vốn của Nhà nước. Phó thủ tướng thừa nhận: “Chính phủ đang nợ bảy văn bản, nghị định quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Chậm nhất trong quý 3 sẽ ban hành đầy đủ để làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành hơn và sẽ công khai ra nhân dân”.
Liên quan đến việc quản lý các đơn vị này thời gian tới, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) đặt câu hỏi: “Từ khi xảy ra vụ Vinashin, vấn đề minh bạch thông tin các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã đặt ra, tại sao đến giờ vẫn chưa thấy?”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sắp tới sẽ minh bạch thông tin về các tập đoàn, tổng công ty. Phó thủ tướng thừa nhận việc chậm trễ vừa qua có nguyên nhân khách quan do phải chuẩn bị những điều kiện tốt hơn nữa. Nhưng lần này, trước Quốc hội, Chính phủ khẳng định là các tập đoàn, tổng công ty cần phải công khai, minh bạch công bố thông tin để có sự giám sát tốt hơn, phải công khai như công ty lên sàn chứng khoán. “Sự minh bạch đó sẽ góp phần chống tham nhũng, tiêu cực trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước” - Phó thủ tướng bày tỏ.
Lương tối thiểu không đủ sống... tối thiểu
Đó là nhận định của chính Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An) một lần nữa đề cập khía cạnh tiền lương quá lạc hậu so với giá và đề xuất nên đưa bù giá vào lương. Phó thủ tướng hứa sắp tới sẽ xây dựng chính sách về tiền lương hợp lý hơn. Tuy nhiên, Phó thủ tướng mong đại biểu và cử tri thông cảm hơn khi đề cập đến lương, phụ cấp còn bất cập, đặc biệt của cán bộ cấp cơ sở. Ông nói: “Biết là thấp nhưng đông quá nên chia mỗi người một ít như vậy. Năm nay chúng tôi sẽ trình lên Ban Bí thư để tìm ra phương án tối ưu trong tình hình đất nước còn khó khăn”.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) đặt vấn đề đến khi nào cuộc sống của người dân tái định cư mới bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Và chính sách thu hồi đất đã đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân, Nhà nước và chủ đầu tư chưa?
Với vấn đề liên quan đến chính sách, Phó thủ tướng một lần nữa thừa nhận nhiều chính sách của Chính phủ chưa đáp ứng được lợi ích của người dân vì đúng là đời sống ở nơi tái định cư của dân nhiều nơi còn rất khó khăn, thua nơi ở cũ, không như mong muốn. Phó thủ tướng đơn cử như dân di cư nhường đất cho thủy điện Hòa Bình, sau hơn 30 năm tỉ lệ nghèo còn rất cao, sắp tới Chính phủ sẽ lập đoàn đi nắm lại tình hình, tháo gỡ cho bà con...
Ông cho rằng để hài hòa được lợi ích của các bên, đặc biệt là người dân thì không cách nào khác là phải công khai việc thỏa thuận giữa người dân và chủ đầu tư, đồng thời áp giá đền bù sát thị trường hơn.
Hợp lý nhưng không hợp tình! * Đại biểu Trần Du Lịch: 33 cuộc tiếp xúc cử tri TP.HCM, tất cả đều bức xúc về nghị định 18 đưa vấn đề thu phí trên phương tiện xe cơ giới. Một đầu kéo thu, rơmooc cũng thu, rơmooc không chạy cũng thu thì không biết làm ăn thế nào. Có phù hợp pháp lý hay không? * Phó thủ tướngNguyễn Xuân Phúc: Mức phí sử dụng đường bộ được xác định trên cơ sở tải trọng của phương tiện tác động lên cầu, đường, không căn cứ vào giá trị phương tiện, do đó phí sử dụng đường bộ không phải là một thứ thuế đánh vào tài sản là phương tiện cơ giới như băn khoăn của đại biểu Trần Du Lịch. Chính phủ đã được giao thẩm quyền quy định mức thu... đối với một số phí, lệ phí quan trọng thực hiện trong cả nước... Cho nên nghị định 18 của Chính phủ là đúng pháp luật. * Đại biểu Trần Du Lịch: Nếu vậy quy định này dù hợp lý nhưng không hợp tình. Tôi tha thiết kiến nghị Chính phủ xem lại phương thức thu này để được lòng dân. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận