14/01/2019 10:17 GMT+7

'Thả rông' con là hại con?

ÁI LINH (Hà Nội)
ÁI LINH (Hà Nội)

TTO - Con trai tôi đang học lớp 6. Phải nói là cháu bị một cú sốc lớn khi lên cấp II, vừa có thêm môn học mới, vừa khó hơn và thời gian chơi ít hơn.

Thả rông con là hại con? - Ảnh 1.

Đọc bài 'Mẹ đừng lo, các cô sẽ không để con bị điểm thấp', tôi nhìn thấy được mình trong đó!

Xưa nay tôi luôn quan niệm không học bây giờ thì sau này học, học cả đời, nhưng tuổi thơ thì phải gìn giữ trọn vẹn cho con. Bởi vậy, tôi không ép con đi học thêm nhiều như bao bạn khác. Ngoài học trên lớp, về nhà con chỉ dành 2 tiếng để ôn bài và học những gì con muốn. Buổi tối, con cũng không đi học thêm.

Tôi không cảm thấy buồn lòng khi con luôn ở tốp cuối của lớp. Có người bạn còn nói: "Bà quá tự tin đấy, thời nào mà còn để con học như rong chơi vậy?". Khi ấy, tôi vẫn nghĩ rằng chỉ cần con cảm thấy không áp lực học hành, luôn vui và được làm những điều con thích.

Và tôi trở thành một "bà mẹ tự tin" trong mắt nhiều người như thế. Tôi cứ "thả rông" con mà không một chút lăn tăn trong lòng. Tôi chẳng mảy may quan tâm đến "con nhà người ta" được thành tích nọ, danh hiệu kia. Tôi luôn muốn con được là chính mình.

Có một nguyên tắc tôi nói rõ với con là không được "học tủ", "học gạo". Nhưng rồi tôi đã nhận ra không phải lúc nào mình cũng đúng. Đó là khi tôi nhận ra con thực sự đã không theo kịp bạn. Nhìn bảng kết quả học tập của con, tôi không giấu được niềm thất vọng.

Tôi gọi điện trò chuyện với cô giáo chủ nhiệm của con. Cô nói rằng Mạnh (tên con trai tôi) tuy thông minh nhưng nhanh đoảng, không tập trung vào bài giảng. Đã vậy, thời gian con dành cho các môn học rất ít. Và môn toán của con đã dính những điểm 1, 2. Có lẽ, thời nay, không nhiều đứa trẻ phải nhận điểm toán thấp như vậy.

Cô giáo còn nói: "Con học toán rất tệ và việc bị điểm 1 là điều lâu nay rất hiếm ở trường mình và trường học thời nay. Với việc mất gốc như thế này con sẽ vất vả trong việc theo kịp bạn, dần dần sẽ khiến con mất tự tin, nên ở nhà mẹ cùng phối hợp hỗ trợ hướng dẫn con thêm".

Thú thật, nghe thế chẳng người mẹ nào có thể yên tâm. Dù xưa nay tôi không quá chú trọng vào điểm số, xếp hạng nhưng thực trạng của con khiến tôi hết sức hoang mang. Có phải con tôi may mắn vì có người mẹ không quá chú trọng điểm số hay tôi đã hại con khi "thả rông" con như vậy?

Sao lòng tự trọng không thể lớn hơn chuyện điểm số? Sao lòng tự trọng không thể lớn hơn chuyện điểm số?

TTO - Những ngày qua, càng đọc những tin tức về gian lận thi cử, tôi lại càng nhớ những học trò cũ của mình - những người mà tôi đã học được nhiều điều trong những năm còn đi dạy.

ÁI LINH (Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên