Hàng loạt câu hỏi đã bật ra về ca phẫu thuật thương tâm này: Bác sĩ kém trình độ? Tắc trách? Xui xẻo?...Câu giải đáp chính xác đang chờ Bệnh viện TP Cam Ranh trả lời.
Nhưng có một vấn đề lớn hơn nữa, đó là sau những ca như thế này người ta lại càng sợ bệnh viện tuyến dưới, và như vậy áp lực lại càng đè nặng lên các bệnh viện tuyến trên.
Tại một hội thảo mới tổ chức ở Hà Nội về tăng cường đề án bệnh viện vệ tinh để giảm tải bệnh viện tuyến trên, một giám đốc bệnh viện tuyến trung ương đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến quá tải ở các bệnh viện lớn ở thủ đô và TP.HCM: trình độ, kinh nghiệm của lực lượng y bác sĩ còn hạn chế là căn nguyên của những tai biến y khoa xảy ra ở bệnh viện tuyến dưới thời gian qua.
Để giảm tải cho tuyến trên, nhiều năm nay Nhà nước đã không tiếc tiền đầu tư cho các bệnh viện tỉnh và huyện. Chí ít từ năm 2007 đến nay, đã có hai dự án lớn sử dụng trái phiếu chính phủ để nâng cấp bệnh viện tỉnh và huyện. Không ít bệnh viện tuyến dưới đã được xây cất khang trang nhưng vẫn chẳng thu hút được bệnh nhân. Thậm chí tại hội thảo, người ta đã cho biết có những bệnh viện cực kỳ khang trang nhưng mỗi năm chỉ có năm ca cấp cứu! Trong khi các bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP.HCM vẫn cứ quá tải. Không quá khó để nhận diện ra vấn đề: cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện tỉnh, huyện tuy khang trang, có nhiều thiết bị hiện đại nhưng lại không có người đủ trình độ để sử dụng nó.
Trước thực trạng này, mới thấy ý định siết việc chuyển tuyến của Bộ Y tế nhằm giảm tải cho các bệnh viện lớn sẽ rất khó khả thi.
Một khi chưa làm tốt được công tác đào tạo nhân lực, để lực lượng y bác sĩ các bệnh viện tỉnh, huyện có thể giải quyết thật ngon lành, không mắc phải những sai sót không đáng có thì khi ấy người dân còn phải ùn ùn đổ về các bệnh viện lớn. Người dân đành chấp nhận chịu khổ (vài bệnh nhân chen chúc trên một giường) còn hơn đối mặt với những mối nguy kiểu em bé bị cắt nhầm bàng quang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận