11/09/2012 05:01 GMT+7

Tạm nhập để tuồn hàng lậu

Đại diện Bộ Tài chính
Đại diện Bộ Tài chính

TT - Theo chỉ thị của Thủ tướng, trong tháng 9-2012 Bộ Công thương phải ban hành danh mục hàng cấm tạm nhập tái xuất, danh mục hàng thực phẩm đông lạnh khác kinh doanh tạm nhập tái xuất phải có giấy phép.

Thủ tướng vừa yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất. Đây là bước đi nhằm ngăn chặn tình trạng hàng ngàn tấn mề gà, chân gà, chân bò... quá hạn sử dụng nghi ngờ lưu hành thị trường nội địa thay vì tái xuất.

qORmn9nk.jpgPhóng to
Hàng trăm container hàng tạm nhập xếp thành ba bốn tầng, lưu kho tại cảng Đình Vũ đã lâu mà chưa thể làm thủ tục tái xuất - Ảnh: THÂN HOÀNG

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, hoạt động kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất diễn biến rất phức tạp.

Biến cảng thành bãi rác

Theo ghi nhận ngày 10-9, tại cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng) - cảng có số lượng hàng tạm nhập tái xuất tồn đọng nhiều nhất, các container hàng được xếp chồng chất lên nhau thành ba, bốn tầng. Không khí ảm đạm, cả buổi sáng chỉ có vài container hàng được làm thủ tục xuất kho. Tại các cảng Đình Vũ, Đoạn Xá, Green Port... cũng trong tình trạng tương tự khi hàng trăm container hàng được cắm điện bảo quản, nằm im lìm, rải rác trong các kho bãi.

"Hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất như hiện nay không thật sự đúng bản chất tạm nhập tái xuất, nghĩa là hàng hóa phải giữ nguyên trạng. Lý do doanh nghiệp được chia nhỏ lô hàng để dễ vận chuyển khi tái xuất hoặc được tiêu thụ nội địa"

Ông Vũ Nam Thắng, giám đốc cảng Chùa Vẽ, cho biết hiện trong cảng có khoảng 8.000 TEU (1 TEU = 1container 20 feet) hàng, trong đó có hơn 300 container hàng đông lạnh tạm nhập đang chờ tái xuất. Việc hàng tạm nhập nằm ở cảng lâu nhưng không thể làm thủ tục tái xuất khiến các cảng gặp nhiều khó khăn khi nhiều doanh nghiệp bỏ hàng. “Trước đây mỗi tuần hơn 300 container hàng đông lạnh tạm nhập về làm thủ tục lưu kho tại cảng, nhưng từ ba tháng nay mỗi tuần về 50 container là nhiều. Còn hàng đông lạnh mỗi ngày chỉ xuất được hai, ba công” - ông Thắng nói.

Ông Cao Trung Ngoan - phó tổng giám đốc Công ty một thành viên Cảng Hải Phòng - cho biết nhiều doanh nghiệp nhập hàng về nhưng không làm được thủ tục tái xuất, chi phí lưu kho lớn nên đã bỏ hàng và biến nhiều cảng thành bãi rác. Theo ông Ngoan, đầu tháng 9 Công ty kinh doanh tạm nhập hàng tái xuất STC (trụ sở tại Hải Phòng) có văn bản gửi cảng Hải Phòng thông báo bỏ hơn 6.400 tấn quặng kẽm đang lưu kho, bảo quản tại cảng Hoàng Diệu vì nhập về từ tháng 6 nhưng không thể làm thủ tục tái xuất. Trước đó, một công ty có trụ sở ở Móng Cái cũng mang hơn 250 tấn thịt bò có xuất xứ từ Mỹ tạm nhập vào VN đã lâu nhưng không thể tái xuất sang Trung Quốc.

“Hiện tại công ty cũng đang rất đau đầu khi nhiều doanh nghiệp bỏ hàng đã biến cảng thành bãi rác. Ban quản lý công ty cũng chưa có hướng giải quyết nào đối với những lô hàng bỏ tại cảng hiện nay” - ông Ngoan nói.

Chủ yếu hàng phế phẩm

Chính sách sơ hở

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận nguyên nhân chính của việc hàng tạm nhập tái xuất gây nguy hại đến thị trường trong nước là do cơ chế chính sách còn nhiều sơ hở. Theo ông Tuấn, hầu như tất cả các nước đều có danh mục kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất, còn VN chưa có. Đặc biệt, VN cho phép kinh doanh tạm nhập tái xuất cả những chất mà thế giới cấm như: ăcquy chì đã qua sử dụng, hàng điện tử đã là phế liệu... Hàng tái xuất chủ yếu đi ra bằng lối mòn, lối mở chứ không phải là các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc gia nên khó khăn trong việc kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Theo thống kê, toàn bộ các cảng trên địa bàn TP Hải Phòng có hơn 20.000 TEU hàng, trong đó hơn 1.000 container hàng thịt, nội tạng đông lạnh - chủ yếu là hàng tạm nhập chờ tái xuất - được xếp vào hàng tồn đọng, đã nằm “đắp chiếu” trong kho từ vài tháng nay.

Trong khi đó, theo Tổng cục Hải quan, qua đợt thanh tra, kiểm tra vừa triển khai với 277 container đã quá thời hạn làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan đã phát hiện 31 container hàng đông lạnh có lẫn nội tạng như lòng bò, chân gà, mề gà... có dấu hiệu vi phạm. Ngoài hàng đông lạnh, hải quan còn phát hiện 140 container nhựa phế liệu như cao su, săm lốp..., đáng lo ngại nhất là 31 container ăcquy chì đã qua sử dụng.

Để vận chuyển hàng cấm, theo ông Nguyễn Văn Cẩn - phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp dùng nhiều thủ đoạn như khai sai tên hàng hóa để tạm nhập hàng vào VN. Cụ thể tháng 9-2011, 90 tấn chân gà, cánh gà đông lạnh của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Kim Khâm (Quảng Ninh) tạm nhập về qua cảng Hải Phòng, đưa lên Lạng Sơn, Cao Bằng để tái xuất. Tuy nhiên, khi khám lô hàng này thì đây không phải là chân gà, cánh gà mà là mề gà đông lạnh - mặt hàng thuộc diện tạm ngưng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Đặc biệt riêng trong năm 2011, Cục Hải quan Hải Phòng đã phát hiện và xử lý 155.000 tấn phủ tạng gia súc, gia cầm.

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết hàng tạm nhập tái xuất rất phong phú như ăcquy chì, hàng điện tử đã qua sử dụng, hàng nội tạng gia súc, gia cầm, chân bò, trâu... Trong khi đó, thời gian lưu trữ ở VN đối với mặt hàng tạm nhập hiện cho phép tối đa lên đến 195 ngày nên nguy cơ biến nhiều nơi trong nước thành điểm chứa hàng lậu, rác thải, mầm dịch bệnh rất lớn.

Năm<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tạm Nhập

Tái xuất

Tổng số tờ khai

Kim ngạch tạm nhập (triệu USD)

Tổng sốtờ khai

Kim ngạch tái xuất (triệu USD)

2009

58.000

2.782,5

58.363

2.146,6

2010

74.353

5.024

72.135

4.100

2011

91.160

6.290

98.541

6.647

6 tháng đầu năm 2012

51.316

3.830

56.430

2.895

Kim ngạch tạm nhập tái xuất tăng bất thường và tạm nhập không tương ứng với tái xuất - Nguồn: Bộ Tài chính

Sẽ siết lại

Theo chỉ thị của Thủ tướng, ngay trong tháng 9-2012 Bộ Công thương phải ban hành danh mục hàng cấm tạm nhập tái xuất, danh mục hàng thực phẩm đông lạnh khác (thịt gia súc, thịt gia cầm, thủy hải sản các loại) kinh doanh tạm nhập tái xuất phải có giấy phép.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương quy định và công bố điều kiện kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà) và hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo giấy phép của bộ. Riêng về thời gian hàng hóa lưu tại VN không quá 45 ngày thay vì 195 ngày và chỉ được gia hạn một lần không quá 15 ngày (hiện nay được 30 ngày và gia hạn hai lần). Hết thời hạn thương nhân buộc phải tái xuất ra khỏi VN trong vòng 15 ngày qua cửa khẩu tạm nhập, không cho phép qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập. Trường hợp không tái xuất được thì tịch thu và xử lý theo quy định.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính quy định việc doanh nghiệp phải có bảo lãnh hoặc có khoản tiền ký cược đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Về phía Bộ Tài chính, bộ cũng vừa yêu cầu Tổng cục Hải quan tổ chức thanh tra, kiểm tra thủ tục hải quan hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Đồng thời, cơ quan hải quan kiểm tra, rà soát phân loại, xử lý, truy thu thuế đầy đủ, kịp thời đối với trường hợp tạm nhập tái xuất quá hạn. Riêng về đường đi của hàng tạm nhập, tái xuất, theo Tổng cục Hải quan, sẽ có quy định chỉ được làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính hoặc các cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Về danh mục hàng cấm tạm nhập tái xuất, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn đề xuất cần phải đưa vào các mặt hàng chất thải nguy hại như ăcquy chì, vi mạch điện tử, nhựa phế liệu, hóa chất thuộc diện cấm xuất nhập khẩu. Đồng thời, các thực phẩm đông lạnh là phủ tạng, phụ phẩm gia súc và phủ tạng, phụ phẩm gia cầm, hàng đã qua sử dụng phải được tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Về việc sửa cơ chế chính sách, ông Tuấn cho rằng không nên cho phép chuyển loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với nhóm mặt hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt cao và hàng tạm nhập tái xuất theo giấy phép của Bộ Công thương.

Sẽ tạm cấm nhiều mặt hàng

Phát biểu tại buổi họp báo của Bộ Công thương chiều 10-9, bà Phan Thị Diệu Hà, vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu, công nhận việc tạm nhập tái xuất hiện nay có “vấn đề”. Theo bà Hà, tạm nhập tái xuất là hình thức kinh doanh được phép hoạt động và là một loại hình thương mại theo thông lệ quốc tế. Thế nhưng khi triển khai trên thực tế đã phát sinh một số tồn tại và hiện tượng thương nhân lợi dụng tạm nhập tái xuất để gian lận thương mại, trốn thuế. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong tháng 9-2012 Bộ Công thương sẽ ban hành danh mục cấm tạm nhập tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất...

Trong đó, Bộ Công thương dự kiến cấm tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các mặt hàng như: ăcquy chì cũ, các chất thải nguy hại như thiết bị làm lạnh CFC, hóa chất, tiền chất thuộc diện cấm theo công ước quốc tế... Bên cạnh đó, bộ cũng ban hành những mặt hàng sẽ tạm ngừng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan gồm các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, thực phẩm đông lạnh phủ tạng gia súc...

Đại diện Bộ Tài chính
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên