Xe buýt 33 từ bến xe An Sương - Đại học Quốc gia TP.HCM chạy bằng khí thiên nhiên (CNG) thân thiện với môi trường, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đối với giao thông công cộng ở các đô thị lớn. Trong ảnh là sinh viên đi xe buýt tuyến 33 tại làng đại học Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bạn đọc Quân Phạm (TP.HCM) cho biết thường xuyên sử dụng xe buýt để đi lại. Và Quân Phạm rất mong xe buýt trở thành một trong những phương tiện giao thông công cộng chủ yếu trong thành phố để góp phần giải quyết kẹt xe, giảm thiểu ô nhiễm.
Từ đó, Quân Phạm đưa ra các đề xuất cụ thể: "Tôi nghĩ phải làm sao để người dân có thể tiếp cận xe buýt mọi lúc mọi nơi. Làm sao để quãng đường phải đi bộ đến trạm không quá 100m. Nên sử dụng nhiều xe buýt nhỏ đan xen, kết nối các tuyến xe buýt đường dài, tạo nên một mạng lưới xe buýt khắp nơi.
Ngoài ra, xe buýt phải đạt tiện nghi tối thiểu như có máy điều hòa, chỗ ngồi phải thoải mái, rộng rãi có thể để hành lý khi muốn đi ra sân bay hoặc bến xe. Có loa thông báo trạm sắp tới (có thêm bảng điện càng tốt). Khi đến trạm phải ghé sát lề để hành khách lên xuống dễ dàng, không sợ xe máy chen ngang.
Nên đợi khách lên xuống xong hãy chạy, không nên thúc khách lên xuống nhanh. Trạm chờ phải đảm bảo khách không bị mưa gió nắng nôi, có chỗ ngồi, sạch sẽ, có bảng thông tin tuyến đường, có bảng điện báo giờ xe đến.
Về thời gian, xe buýt nên đảm bảo chạy đúng giờ như thông báo, nếu lịch chạy là 15 phút/ chuyến thì nên đảm bảo đúng như vậy. Xe không nên bỏ trạm hoặc thay đổi lộ trình. Có nhiều lần tôi đi xe, vì đường kẹt nên tài xế chạy đường khác. Tài xế cũng không nên dừng xe để mua cơm hay giải quyết việc cá nhân.
Riêng tài xế và phụ xế nên có thái độ đúng mực với khách. Có một số tài xế, phụ xế rất bất lịch sự với khách, nhất là khi khách lên xuống xe chậm hoặc không ra cửa chờ xuống xe khi xe gần đến trạm. (Việc ra cửa đứng chờ rất nguy hiểm, nếu xe thắng gấp sẽ gây ra tai nạn).
Rồi đối với sinh viên đi xe giá rẻ và người cao tuổi không phải trả tiền vé, hai đối tượng này thường bị tài xế/phụ xế "bắt nạt". Sinh viên mà chậm trình thẻ sinh viên ra hoặc người cao tuổi chậm trình chứng minh nhân dân/căn cước công dân ra là bị tài xế và phụ xe quát nạt".
Bạn đọc Thành Đặng Phương: Đồng ý với bán thẻ xe buýt cộng thêm hình thức thanh toán theo kiểu quét mã vạch thanh toán liên kết với thẻ ngân hàng khi lên xe xuống xe.
Khi khách xuống trạm cố tình không quét mã trạm xuống thì khi đó tự động trừ tiền ngang bằng toàn tuyến.
Thăm dò ý kiến
Trong khi Hà Nội đã triển khai thẻ đi xe buýt hằng tháng, thì việc phải trả bằng tiền lẻ khi đi xe buýt hoặc mua vé tháng bằng vé tập rồi xé lẻ đi hằng ngày đang là một trong những yếu tố khiến nhiều người còn ngại đi xe buýt ở TP.HCM. Theo bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận