Từ đó bạn đọc đặt vấn đề trong đánh giá tác động xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đã có nghiên cứu thế nào về điều này?
Nên cấm tuyệt đối
Đại tá Nguyễn Quang Nhật - trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an - cho biết trong điều kiện giao thông ở Việt Nam hiện nay, rất cần thiết có quy định nghiêm cấm việc điều khiển phương tiện giao thông mà trong cơ thể có nồng độ cồn.
Bởi giao thông ở nước ta có đặc thù hỗn hợp, xe cộ đi lại bất tuân quy tắc về làn đường, khoảng cách...
Theo khảo sát của một số tổ chức quốc tế cho thấy Việt Nam là một trong số những nước tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức cao trên thế giới.
Vì vậy tác hại của rượu bia gây tác hại sức khỏe, tính mạng của con người. Trong đó, lĩnh vực giao thông là nguy cơ tiềm ẩn rất cao dẫn đến tai nạn và vi phạm khác.
Theo khuyến cáo của WHO, khi sử dụng rượu bia dẫn đến trạng thái của người điều khiển phương tiện không tỉnh táo, không chú ý quan sát. Từ đó dẫn tới các vi phạm khác về mặt tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, họ khó có thể nhận biết mối nguy hiểm đối với bản thân mình hoặc gây nguy hiểm với người xung quanh.
Ngoài ra, ở nước ta trong một bộ phận người dân luôn có thói quen tụ tập khi vui buồn, có công việc hay lâu ngày không gặp gỡ, đối tác làm ăn... thường liên hoan. Đồng thời, có thói quen vẫn sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển.
50% những người thực hiện hành vi tội phạm có sử dụng rượu bia
Đại tá Nhật dẫn chứng khảo sát với 7 nhóm tội danh được đơn vị tiến hành khảo sát trong các trại giam của Bộ Công an như nhóm tội danh về giết người, cố ý gây thương tích, về gây rối trật tự công cộng, hiếp dâm, vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, chống người thi hành công vụ, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy... Trung bình 50% những người thực hiện hành vi tội phạm có sử dụng rượu bia.
Và tai nạn giao thông do rượu bia chiếm tỉ lệ đáng kể.
Uống nước hoa quả lên men có tăng nồng độ cồn?
Uống nước hoa quả lên men hoặc ăn trái cây, cơm rượu, các món chế biến bằng cách hấp bia, rượu vang... có thể khiến đo nồng độ cồn tăng hay không?
TS Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - khẳng định với các loại thuốc, xirô có chứa cồn ở các nước phát triển quy định rất rõ.
Vì vậy, với những sản phẩm này, nồng độ cồn trên nhãn mác phải rõ ràng % và có cảnh báo, nếu sử dụng như thế nào sẽ có ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Nồng độ cồn thấp, ăn ít sẽ không có nguy cơ nhưng ăn rất nhiều thì cơ thể sẽ phát sinh nồng độ cồn.
Người dân cần biết sản phẩm ăn uống vào người như thế nào và người sản xuất, cung ứng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin rõ ràng về nồng độ cồn trong sản phẩm là bao nhiêu, có cảnh báo rõ ràng.
Đồng thời, cơ quan quản lý tới đây cũng phải làm chặt chẽ với các sản phẩm có cồn bán cho người dân phải có nhãn mác đầy đủ, cung cấp rõ ràng nồng độ cồn bên trong. Nếu không có thì dứt khoát không được bán...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận