Thứ 7, ngày 27 tháng 2 năm 2021
Tái hiện lễ phát lịch của triều Nguyễn lần đầu tiên sau 180 năm
TTO - Sau 180 năm, lễ Ban Sóc phát lịch cho người dân được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những hình thức, nghi tiết thời xưa thu hút khá đông du khách thưởng thức. Đây là nét văn hóa độc đáo ở thời Nguyễn.

Diễn viên tái hiện lễ Ban Sóc triều Nguyễn ở cửa Ngọ Môn, Huế sáng 1-1
Sáng 1-1, tại cửa Ngọ Môn (Kinh thành Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Ban Sóc đầu năm mới thu hút khá đông du khách tham gia. Đây là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, lễ Ban Sóc được tổ chức thực sự quy mô vào thời kỳ đầu triều vua Minh Mạng.
Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên giám. Lịch được tiến vào hoàng cung để cho hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.
Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.

Sau 180 năm, lễ Ban Sóc phát lịch cho người dân được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những trình thức, nghi tiết thời xưa thu hút khá đông du khách thưởng thức
Lễ Ban Sóc trước đây vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Tuy nhiên, bắt đầu vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên lễ Ban Sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn, vì việc ban lịch không chỉ dành cho triều đình sử dụng mà được ban ra đến tận thần dân và để khác với các nghi tiết đại triều nghi khác được tổ chức ở điện Thái Hòa.
Trong sách Khâm định Đại nam hội điển sự lệ có chép, vua Minh Mạng định rằng: "Lễ Ban Sóc có khác với ba tiết lớn. Nay đổi định: từ nay về sau làm lễ Ban Sóc ở trước cửa Ngọ Môn".

Một phân đoạn sân khấu hóa lễ Ban Sóc tại cửa Ngọ Môn sáng 1-1
Sau 180 năm, năm nay, cũng đúng vào năm Tân Sửu, lễ Ban Sóc ngày ấy đã được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những trình thức, nghi tiết thuở xưa.
Tái hiện Lễ Ban Sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa và là dịp để du khách cùng người dân Huế cùng trải nghiệm với di sản cố đô Huế trong ngày đầu năm mới với nhiều hi vọng đang gần đến.
Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía nam của Hoàng Thành Huế, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi chép, Ngọ Môn được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc hoàng thành. Nguyên tại vị trí này trước đây là Nam Khuyết Đài, được xây dựng vào đầu thời vua Gia Long.
-
TTO - Chiều 26-2, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Tháp đã họp khẩn thông tin trường hợp dương tính COVID-19 phát hiện trên địa bàn. Đây là đối tượng vượt biên trái phép từ Campuchia về Việt Nam vào tối 23-2.
-
TTO - Những tràng pháo tay đã vang lên sau bài phát biểu đầy cảm xúc của đại sứ Kyaw Moe Tun tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. "Xin hãy làm tất cả mọi điều có thể để chống lại hành động của quân đội, bảo vệ an toàn và an ninh cho người dân".
-
TTO - Chiều tối nay 26-2, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 5 ca bệnh COVID-19 mới, trong đó có một phụ nữ 24 tuổi từ Campuchia nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở về huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
-
TTO - Danh sách bạn đọc 'Cùng Tuổi Trẻ góp vắcxin COVID-19' (tính đến 11g ngày 26-2) và đóng góp các nhà hảo tâm từ ngày 1 đến 29-1-2021.
-
TTO - Khi khám xét Công ty Alibaba, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tạm giữ 20 thỏi kim loại màu vàng với trọng lượng hơn 7,3kg. Kết quả giám định ban đầu toàn bộ số hợp kim trên không phải là vàng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận