04/07/2024 10:35 GMT+7

Tác động tích cực từ tính năng cộng tác của Instagram

64% người Mỹ nói mạng xã hội có tác động tiêu cực đến xã hội. Dù mong muốn kết nối, mạng xã hội thường có tác dụng ngược, gây chia rẽ và thậm chí là các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Bagas Wicaksono (phải) và Kristen Sornabala, hai nhà sáng lập Công ty Mindset Therapy - Ảnh: MINDSET THERAPY

Bagas Wicaksono (phải) và Kristen Sornabala, hai nhà sáng lập Công ty Mindset Therapy - Ảnh: MINDSET THERAPY

Con số này vừa được tạp chí Forbes công bố giữa bối cảnh các cuộc tương tác trên mạng xã hội có xu hướng ngày càng tiêu cực và độc hại. Theo Hội đồng quốc gia về sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ và Mindset Therapy, có thể biến nền tảng truyền thông xã hội trở thành một nguồn dữ liệu tích cực hơn.

Giọng nói tích cực trên Instagram

Tài khoản Mindset Therapy bắt đầu khi Bagas Wicaksono tạo tài khoản Instagram với mục tiêu chia sẻ những thông điệp tích cực, tạo động lực sau khi tốt nghiệp ĐH Toronto năm 2018. Sau một năm, Wicaksono phát triển Mindset Therapy lên 1 triệu người theo dõi.

Sáu năm sau, hiện Mindset Therapy trở thành tiếng nói hàng đầu về sự tích cực và động lực trên Instagram với hơn 7,3 triệu người theo dõi. Wicaksono rất ngạc nhiên khi thấy mọi người thích nội dung anh đăng lên tài khoản Instagram của Mindset Therapy.

Hồi năm 2019, anh đánh tiếng nhờ người bạn đại học Kristen Sornabala cùng đưa dự án lên một tầm cao mới. Với cả hai, việc lập Công ty Mindset Therapy đòi hỏi phải rời bỏ công việc toàn thời gian ổn định đi kèm với rủi ro tài chính đáng kể. Nhưng họ sẵn sàng chấp nhận với mục tiêu xây dựng cộng đồng tích cực và đáng khích lệ.

Ấn tượng là thành công của Mindset Therapy không nhờ vào bất kỳ quảng cáo trả phí nào để thu hút người theo dõi. Họ chỉ tập trung đăng nội dung truyền cảm hứng chất lượng cao liên tục, đồng thời cộng tác với những người nổi tiếng và có ảnh hưởng.

Loại nội dung bạn xem trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tạo ra tác động tích cực của chính bạn. Hãy theo dõi và chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng khiến bạn cảm thấy tự tin và tích cực về cuộc sống.

Hợp tác vì điều tốt đẹp

Chiến lược quan trọng của công ty là hợp tác trực tuyến với những người nổi tiếng như Tony Robbins, Michael B.Jordan hay ngôi sao bóng đá quốc tế Raheem Sterling cho ứng dụng thiền Headspace.

Sornabala nói: "Quản lý những hợp tác này là một trong những phần bổ ích nhất của Mindset Therapy. Chúng tôi phải xây dựng chiến lược phù hợp với người mà chúng tôi làm việc, cũng như thông điệp của họ có phù hợp với những gì chúng tôi đang cố gắng truyền đạt và quảng bá về Mindset Therapy không?".

Bằng cách đảm bảo mỗi lần cộng tác đều phù hợp với tầm nhìn tổng thể về cung cấp cảm hứng trên mạng xã hội, tài khoản Instagram Mindset Therapy đã đạt được thành công thông qua các quan hệ đối tác. Video được xem nhiều nhất của Mindset Therapy đạt hơn 69 triệu lượt xem và 3 triệu lượt thích chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của những hợp tác trong việc thúc đẩy sự tương tác và tăng trưởng.

Mẹo sử dụng mạng xã hội hiệu quả

Mindset Therapy có thể được xem là điển hình dùng mạng xã hội như một động lực mang lại điều tốt đẹp. Bạn không cần phải là chuyên gia truyền thông xã hội hay điều hành một tài khoản có hàng triệu người theo dõi để tạo tác động tích cực.

Một phần quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội vì mục đích tốt bắt nguồn từ việc đảm bảo bạn đang theo dõi những tài khoản tích cực, giúp bạn trở nên tích cực hơn. Nếu một người bạn hoặc người có ảnh hưởng đang chia sẻ nội dung tiêu cực khiến bạn lo lắng, buồn bã hoặc bất an, hãy xóa người đó khỏi nguồn cung cấp tin tức của mình.

Bằng cách theo dõi các tài khoản tích cực, bạn sẽ tiếp xúc với thông điệp tích cực mà sau đó có thể chia sẻ với người khác. Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ khuyến nghị nên theo dõi các hashtag như #Mindfulness (chánh niệm) hoặc #SelfCare (chăm sóc bản thân) để tìm thấy nội dung tích cực hơn. Họ cũng khuyên bạn nên tập trung vào việc duy trì kết nối thực với bạn bè cũng như sử dụng mạng xã hội để sáng tạo và thể hiện bản thân.

Bang Nam Úc tiến tới cấm trẻ dưới 14 tuổi dùng mạng xã hộiBang Nam Úc tiến tới cấm trẻ dưới 14 tuổi dùng mạng xã hội

Ngày 12-5, Thủ hiến bang Nam Úc Peter Malinauskas đã đề xuất cấm trẻ em dưới 14 tuổi ở bang này sử dụng mạng xã hội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên