Ảnh minh họa. Nguồn: wikihow.com
Nguyên nhân gây ra chấn thương có thể cho biết chấn thương đó có thể gây tổn thương đến vùng cổ hoặc vùng lưng hay không?
Để có thể khẳng định có bị thương ở vùng cổ hoặc vùng lưng hay không, chúng ta cần quan tâm đến tai nạn gì đã xảy ra đối với nạn nhân và nó đã xảy ra như thế nào? Có phải nạn nhân té từ trên cao hay trong trường hợp bị tai nạn giao thông…v.v… Nếu xảy ra những trường hợp như trên thì có thể nghi ngờ dẫn đến những chấn thương cột sống tại vùng cổ và vùng lưng.
Bước quan trọng nhất trong sơ cấp cứu ban đầu khi đã xác định hoặc nghi ngờ những tổn thương tại vùng lưng hoặc vùng cổ là giữ cho nạn nhân cố định để tránh gây tổn thương thêm cho tủy sống.
Nguyên tắc cấp cứu nạn nhân nghi ngờ bị chấn thương vùng cổ hoặc vùng lưng
- Không di chuyển hoặc để nạn nhân tự di chuyển, trừ những trường hợp nạn nhân đang trong những tình huống có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Không cúi gập hay quay phần lưng, cổ và đầu của nạn nhân.
- Để tránh tình trạng sốc, giữ ấm toàn thân nạn nhân, nhưng vẫn không thay đổi tư thế của nạn nhân.
- Gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu như nạn nhân vẫn bắt được mạch, không khó thở, không nôn ói trong những tình huống nguy hiểm trực tiếp từ lửa, hay những mối nguy hiểm khác, chúng ta hãy giữ bất động nạn nhân ngay đúng vị trí, nơi chúng ta đã tìm thấy nạn nhân.
Dùng những vật như khăn, mền, giấy báo, hoặc quần áo đặt sát vào vùng đầu, cổ và thân mình của nạn nhân. Ngoài ra, có thể dùng túi xách nặng để cố định những phần này. Dùng những vật nặng để giữ cố định, có thể dùng cục đá lớn, gạch chèn sát vào khăn, mền...đã đặt.
Biểu hiện của chấn thương vùng cổ và lưng: Nếu nạn nhân vẫn còn tỉnh, hỏi nạn nhân như sau (nên đứng ở phía chân nạn nhân khi trò chuyện, tránh đứng ở phía đầu mà gọi nạn nhân, vì như thế có thể khiến họ cố ngước cổ lên để trả lời và vô tình làm tổn thương nặng thêm).
Có thể hỏi những câu hỏi như có bị đau ở vùng đầu và vùng cổ không? Tay, chân có bị yếu hay bi liệt không? Tay, chân có cảm giác tê hay ngứa ran như kim châm không?... để biết được tình trạng của nạn nhân và giúp nhận định được nạn nhân còn tỉnh hay không.
Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, bị tai nạn nặng với tư thế phức tạp hay rơi từ trên cao xuống, cần coi như đã có tổn thương ở vùng cổ và lưng.
Một số cách di chuyển nạn nhân có thể hạn chế tình trạng gây tổn thương thêm đến cột sống
Lưu ý: Chỉ di chuyển nạn nhân trong tình huống nạn nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng.
A. Trong trường hợp nạn nhân nằm úp, mặt bị úp xuống vũng nước hay bùn, làm nạn nhân không thở được. Xoay người nạn nhân ngửa lên. Lưu ý, trong quá trình quay người nạn nhân ngửa lên, luôn giữ người nạn nhân trên một đường thẳng, tuyệt đối không được quay hay gập vùng cổ và vùng lưng của nạn nhân.
- Nếu có thể nên cần 4 người: lần lượt giữ cố định tại vị trí của nạn nhân như sau đầu và cổ, vai, thắt lưng và chân của nạn nhân. Nếu như không có đủ 4 người, thì cần có một người giữ đầu của nạn nhân và người còn lại giữ lưng nạn nhân.
- Khi người giữ đầu và nạn nhân hô to "Quay" thì cùng lúc cả 4 người cùng từ từ quay người nạn nhân một cách nhẹ nhàng. Vẫn giữ đầu, cổ và thân của nạn nhân thẳng hàng.
- Nếu như bạn chỉ có một mình và không thể gọi được sự hỗ trợ khác, đứng sau đầu nạn nhân, vẫn để nạn nhân nằm úp, dùng tay nắm phần nách của nạn nhân trong khi cẳng tay của bạn giữ chặt phần đầu của nạn nhân và kéo nạn nhân ra khỏi vũng nước.
B. Nếu như nạn nhân đang nằm úp không bắt được mạch hoặc không thở được và cần cấp cứu hồi sức: Xoay người nạn nhân ngửa lên theo hướng dẫn ở phần A. Nếu bạn chỉ có một mình, cố gắng tìm kiếm thêm người để hỗ trợ. Xoay người nạn nhân khi chỉ có một mình được xem là phương pháp cuối cùng khi mà nạn nhân cần hô hấp ngay lập tức để hồi phục mạch và đường thở cho bệnh nhân.
C. Nếu như nạn nhân nằm ngửa và có dấu hiệu bị sốc (nôn mửa, chảy máu ở trong hoặc xung quanh miệng). Xoay người nạn nhân nằm nghiêng (như theo hướng dẫn của phần A). Giữ đầu, cổ và phần thần thẳng hàng. Có thể lót dưới phần đầu của nạn nhân vật mềm (áo khoác, khăn…) Không xoay người nạn nhân khi chỉ có một mình. Nên tìm kiếm ngay sự trợ giúp.
D. Nếu như nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng như cháy nổ hoặc gặp các mối nguy hiểm khác trước khi xe cấp cứu đến. Xoay người nạn nhân và đặt nạn nhân trên một tấm ván dài hoặc cánh cửa, cột chặt người nạn chân vào tấm ván trong quá trình đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm.
- Xoay người nạn nhân nghiêng về một bên, tốt nhất là có 4 người giúp nạn nhân thay đổi tư thế như đã nêu ở trên (như theo hướng dẫn của phần A), đặt tấm ván phía sau người của nạn nhân.
- Từ từ quay tấm cùng với người nạn nhân ngửa lên. Cột chặt người nạn nhân trên tấm ván, vác tấm ván và nạn nhân một cách an toàn.
Hoặc: Nếu như không có tấm ván, xoay người nạn nhân đặt lên cái mền và kéo nạn nhân một cách an toàn. Trong khi kéo, bảo đảm đầu và cổ nạn nhân được cố định chặt, không để người nạn nhân bị cúi gập hoặc quay.
Nếu như chỉ có một mình với nạn nhân hoặc nếu như không có cả tấm ván và mền hoặc trong tình thế nguy cấp không có thời gian để sử dụng những vật dụng đó để di chuyển nạn nhân thì cần kéo nạn nhân cẩn thận. Chỉ kéo nạn nhân về hướng mà nạn nhân đang nằm; không bao giờ gập hay quay người nạn nhân. Nếu nạn nhân nằm trên nơi có bề mặt nhẵn thì nắm chỗ phần mắt cá chân của hai chân nạn nhân và kéo theo hướng đó.
Hoặc: Nếu nạn nhân đang nằm ở nơi gồ ghề hoặc ở trên cầu thang, đứng phía sau người nạn nhân và nắm kéo phần vai của nạn nhân trong khi giữ chặt phần đầu và cổ của nạn nhân bằng cẳng tay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận