Xây dựng kế hoạch hạn chế xe máy tại TP.HCM
Phóng to |
Xe máy, ôtô chen chúc nhau trên đường Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng |
Ông Thăng nói: “Hiện nay chúng tôi đang xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân, quý 4 năm nay sẽ hoàn thành đề án và quý 1-2012 sẽ lấy ý kiến của các chuyên gia, người dân rồi trình Chính phủ. Nội dung, lộ trình cụ thể thế nào chúng tôi sẽ công bố. Chúng tôi muốn các đề án của ngành GTVT đưa ra thật sự là đề án được đa số người dân chấp thuận và người dân sẽ là người thực hiện”.
Trước những nghi ngại phương tiện giao thông công cộng chưa có, xe buýt chưa đáp ứng được nhu cầu, việc hạn chế phương tiện cá nhân không khả thi, ông Thăng cho rằng không thể chờ vận tải công cộng rồi mới hạn chế xe cá nhân. Việc này cần phải có biện pháp song song, đồng bộ.
“Tôi đi xe buýt hai lần”
Thí điểm hạn chế, cấm xe máy ở nội ô Hà Nội Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao Sở GTVT phối hợp với Công an TP, các cơ quan của Bộ GTVT và UBND các quận huyện, thị xã khẩn trương thực hiện các nội dung về tăng cường các giải pháp trọng tâm đảm bảo an toàn giao thông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, UBND TP Hà Nội giao Sở GTVT, Công an TP khẩn trương xây dựng phương án thí điểm việc hạn chế hoặc cấm lưu thông trong thời gian thích hợp đối với môtô, xe máy trên một số tuyến phố trong đô thị để rút kinh nghiệm, nhân rộng nếu có hiệu quả trong việc giảm ùn tắc giao thông. UBND TP cũng giao hai đơn vị này thực hiện nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu ngay việc xây dựng cầu vượt lắp ghép cho phương tiện cơ giới đường bộ có trọng tải nhẹ từ 3 tấn trở xuống tại các nút giao thông có mật độ giao thông lớn, thường xuyên gây ùn tắc giao thông tại khu vực nội ô. Nếu khả thi, an toàn thì đề xuất UBND TP cho phép xây dựng 1-2 vị trí thí điểm để rút kinh nghiệm. |
Theo ông Thăng, Bộ GTVT sẽ tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng vận tải công cộng, nhất là xe buýt; mời lái xe, cơ quan quản lý đến bàn thảo tìm giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ phù hợp với người dân.
Tuy nhiên, ông Thăng cũng chia sẻ khó khăn với người dân khi hạn chế phương tiện cá nhân: “Tôi chia sẻ với những người phải đưa đón con đi học, ngại tham gia xe buýt. Nhưng bản thân người tham gia giao thông phải có sự chủ động giờ giấc đi để phù hợp với lộ trình của mình. Bản thân tôi đi xe buýt sớm hơn giờ cao điểm một chút thì không thấy ùn ứ”.
Thu phí theo đầu phương tiện
Tại cuộc họp báo, Bộ GTVT cho biết bộ và các bộ ngành liên quan đã thống nhất chọn hai phương án thu phí lập quỹ bảo trì đường bộ để xem xét trình Chính phủ. Phương án thứ nhất là thu phí theo đầu phương tiện đối với ôtô, xe máy. Nếu thu qua đầu phương tiện, với ôtô sẽ thu qua đăng kiểm theo định kỳ, với xe máy sẽ thu thông qua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới hoặc giao các địa phương thu và đưa vào quỹ bảo trì đường bộ của địa phương đó.
Mức thu xe máy khoảng 180.000 đồng/xe/năm, mức thu của ôtô sẽ chia theo nhóm phương tiện. Với phương thức thu này dự kiến thu được 8.000-10.000 tỉ đồng/năm cho quỹ. Khi thực hiện thu quỹ sẽ loại bỏ các trạm thu phí của Nhà nước hiện nay.
Riêng trạm thu phí BOT do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nên các trạm này vẫn tồn tại để nhà đầu tư hoàn vốn.
Phương thức thứ hai là thu qua xăng, dầu diesel. Với ôtô sử dụng xăng thì thu trực tiếp qua giá xăng để đảm bảo công bằng và không hoàn trả cho phương tiện sử dụng xăng ngoài đường bộ vì số phương tiện này ít. Đối với xe sử dụng dầu diesel có thể lắp đặt thiết bị tính phí hoặc thu theo đầu phương tiện để tránh rắc rối hoàn phí.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết dù đưa hai phương án nhưng quan điểm của bộ là kiến nghị Chính phủ chấp thuận thu quỹ theo đầu phương tiện. Nếu được Chính phủ thông qua, sẽ thực hiện chậm nhất vào tháng 7-2012.
Kiến nghị tịch thu xe đua trái phép Ngày 5-10, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị tổng kết tám năm thực hiện chỉ thị 22 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Theo Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM, sau khi chỉ thị 22 được triển khai thực hiện đồng bộ, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP có nhiều chuyển biến tích cực; tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông từng bước được kéo giảm. Tuy nhiên đến năm 2007, do TP triển khai thi công hệ thống công trình ngầm trên các tuyến đường, tình hình tai nạn giao thông có dấu hiệu phức tạp trở lại, tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên. Thành ủy TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm bổ sung các hình thức xử phạt khác theo hướng tăng nặng đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm tăng tính răn đe, đặc biệt đối với các hành vi tụ tập cổ vũ, đua xe trái phép, chạy ôtô, môtô gây mất trật tự công cộng. Riêng hành vi đua xe trái phép, TP.HCM kiến nghị nên xem việc gây ách tắc, cản trở giao thông hoặc gây mất trật tự công cộng là căn cứ để khởi tố hình sự, thay vì phải đợi đến lúc gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác như quy định hiện hành. Ngoài ra, TP cũng kiến nghị tăng gấp đôi mức phạt tiền, tước giấy phép lái xe không thời hạn và tịch thu phương tiện đối với các trường hợp đua xe trái phép. Trung tướng Phạm Quý Ngọ - thứ trưởng Bộ Công an - cho biết Bộ Công an và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đồng thuận với các đề xuất của TP.HCM về tăng mức phạt vi phạm hành chính. Ông Ngọ cho biết Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đang xây dựng quy định chế tài, xử lý đối với hành vi đua xe trái phép. Theo đó sẽ tịch thu phương tiện, thanh lý sung công quỹ phục vụ công tác đảm bảo an toàn giao thông. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận