10/12/2020 09:59 GMT+7

Sẽ thế nào nếu cộng đồng mạng tiếp tục truy tìm và "dạy bảo"...

KHÁNH HƯNG
KHÁNH HƯNG

TTO - Sự việc nam thanh niên đánh đập nữ sinh sau va chạm giao thông được camera ghi lại và hình ảnh được đưa lên mạng xã hội để giúp lực lượng chức năng tìm ra danh tính kẻ ác. Nhưng có những cái xấu mà 'mắt thần' camera này không ghi lại được.

Thứ nhất, camera nhìn thấy được cảnh nam thanh niên đánh đập nữ sinh nhưng không nhìn thấy được cảnh sau khi xảy ra vụ việc, nhiều người đã tìm đến nơi ở hành hung người này nhưng không báo công an. 

Việc tự cho mình "thay trời hành đạo" của những người ngoài cuộc là hành vi sai trái, không khác gì mấy so với hành vi của nam thanh niên kia.

Vài tháng trước, chúng ta cũng thấy một câu chuyện tương tự. Đánh con từ 2 năm trước, người cha bị cư dân mạng tìm tận nơi "dạy bảo". Hai câu chuyện này đều chung một điểm: những clip bị tung vô tư lên mạng và cộng đồng người xem tự cho mình quyền đánh người khác cho hả giận.

Đám đông đang chạy theo cảm xúc một chiều. "Mắt thần" chỉ thấy được sự sai trái của một người nhưng không thấy được hành vi sai trái của đám đông. Và theo tôi, điều này cực kỳ nguy hiểm, nếu không có cách dừng lại.

Thứ hai, "mắt thần" không nhìn thấy "cơn bão bức xúc" của cộng đồng. Nói cách khác, chúng ta không nhìn thấy mình khi giận dữ và bức xúc như thế nào. 

Trên mạng, rất nhiều người vô tư chửi bới, đe dọa, thậm chí đòi đến nhà "nói chuyện" và tỏ ra hả hê khi nam thanh niên bị cộng đồng "xử đẹp".

Ban đầu tôi cũng thấy khá "mãn nguyện" khi thấy kẻ xấu đã nhận hậu quả. Nhưng rồi cảm giác đó nhanh chóng qua đi. Sẽ thế nào nếu ngày mai cộng đồng mạng tiếp tục truy tìm và "dạy bảo" những người xuất hiện trong một video nào đó? Liệu sau khi hả cơn giận, chúng ta có thực sự tốt lên?

Theo tôi, để ngăn ngừa tình trạng cộng đồng mạng bức xúc dẫn đến hành vi đánh người cần làm một điều từ gốc: những clip như trên trước tiên (và chỉ nên) cung cấp cho cơ quan chức năng, không nên tung lên mạng xã hội. Giận dữ kéo theo giận dữ, mọi chuyện sẽ càng nguy hiểm hơn.

Thứ ba, điều "mắt thần" không nhìn thấy đó chính là việc dễ tạo nên một trào lưu mọi nhà đưa video mình quay được lên mạng xã hội giữa thời đại ai cũng lắp camera này. 

Thực tế các thiết bị này giúp hạn chế những hành động không đúng mực, phạm pháp, giúp truy lùng dấu vết tội phạm. 

Nhưng ở khía cạnh đưa lên tất cả những gì quay được dễ khiến niềm tin xã hội giảm xuống. Lúc này, camera giám sát không còn đúng chức năng giám sát nữa mà kiêm luôn chức năng đánh giá, bình luận, câu like...

Thậm chí, một video được đưa lên mạng sẽ tồn tại mãi mãi, chuyện xấu đi theo cả đời người và cả thân nhân của họ.

Nam thanh niên lên gối, đạp vào đầu nữ sinh sau tai nạn Nam thanh niên lên gối, đạp vào đầu nữ sinh sau tai nạn

TTO - Không chỉ qua đường bất cẩn gây tai nạn liên hoàn, nam thanh niên còn lên gối, đấm, đá dã man vào đầu một nữ sinh.

KHÁNH HƯNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên