04/01/2018 09:59 GMT+7

Sau thương nhớ ở ai là Cô Thắm về làng, Mộng phù hoa...

HOÀNG LÊ
HOÀNG LÊ

TTO - Một trưa nắng gắt dưới chân cầu Sáng, huyện Hóc Môn (TP.HCM), một phiên chợ tết quê được dựng lên với hơn chục gian hàng bán bánh, mứt, hoa, trái... Xa xa là dàn nhạc đờn ca tài tử đang sẵn sàng biểu diễn.

Sau thương nhớ ở ai là Cô Thắm về làng, Mộng phù hoa... - Ảnh 1.

Sam và Jun Phạm trong một cảnh quay dựng lại phiên chợ tết xưa trong Cô Thắm về làng - Ảnh: H.LÊ

Phim xưa nhưng không cũ. Xem phim, khán giả như được trở về quá khứ, tìm lại những giá trị nhân văn trong khi cuộc sống thực tại có quá nhiều nỗi lo lắng, bất an...

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum

Đó là một cảnh quay trong phần 3 của Cô Thắm về làng - cảnh quay quy tụ khoảng 130 diễn viên tham gia.

"Trong thời buổi khó khăn, tui chưa thấy phim truyền hình nào mà hoành tráng như vậy. Có cảnh huy động đến năm máy quay, dùng cả flycam" - diễn viên Thụy Mười vui vẻ nói trong lúc chờ quay. 

Còn đạo diễn Hoàng Anh cho biết: "Đáng lẽ ra quay cả tối nữa mới đẹp, nhưng kinh phí không cho phép nên gói ghém trong ngày".

Nỗ lực đầu tư cho "phim xưa"

Lý giải sự "chịu chơi" này, đạo diễn Hoàng Anh của Cô Thắm về làng phần 3 cho biết đó là vì nhận xét của khán giả:

"Khi phần 2 của Cô Thắm về làng phát sóng, khán giả bảo cô Thắm lần này sao hiện đại quá.

Tôi nghĩ nếu cứ khai thác cảnh quê thì khán giả sẽ chán, nhưng hóa ra không phải vậy, mọi người vẫn thích sự mộc mạc chân thành, thích tình làng nghĩa xóm".

Vì thế, phần 3 của Cô Thắm về làng không tập trung vào từng cá nhân nữa, mà hướng về cộng đồng nhiều hơn. 

Cô Thắm từ Mỹ trở về và cùng với người yêu quyết định cùng bà con dựng lại một tết cổ truyền giống với thời xưa, để giới thiệu đến bạn bè những nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình, như nỗi niềm hoài niệm về giá trị xưa.

Còn với ê-kip đoàn phim Mộng phù hoa, để tái hiện bối cảnh Sài Gòn vào những năm 1930-1940, họ đã đến Tiền Giang, Đà Lạt, Đồng Nai chọn những bối cảnh xưa. 

Đoàn phim cũng dựng lại khu phố người Hoa với bối cảnh đường phố Chợ Lớn... 

Đạo diễn Bùi Ngọc cho biết: "Phim lấy cảm hứng từ nhân vật cô Ba Trà - mỹ nhân nức tiếng Sài Gòn vào những năm 1930 - nhưng được sáng tác thêm nhiều lớp lang". 

Ngoài bối cảnh, đoàn phim cũng chăm chút về phục trang, đạo cụ. Theo đạo diễn, phim chuộng phục trang Tây vì đề cập đến giấc mơ phồn hoa đô hội.

Phim xưa luôn có chỗ đứng trong lòng người xem. Vì vậy, dù kinh phí có cao hơn các phim tâm lý xã hội khác nhưng chúng tôi cũng bắt đầu thử sức ở thể loại này. Nếu thử nghiệm thành công, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư các dự án phim xưa mới.

Ông Mai Duy Long - phó giám đốc kênh Today TV

Sau thương nhớ ở ai là Cô Thắm về làng, Mộng phù hoa... - Ảnh 5.

Một cảnh trong phim Thế thái nhân tình

Sau thương nhớ ở ai là Cô Thắm về làng, Mộng phù hoa... - Ảnh 6.

Cảnh phim Thế thái nhân tình - một kiểu 'phim xưa'

Nhìn xưa, ngẫm nay

Nói đến sức hấp dẫn của phim xưa, đạo diễn Quế Ngọc đùa vui: "Khi phim đang sản xuất, những hình ảnh của Mộng phù hoa luôn đạt lượt người like nhiều hơn phim khác".

Sự so sánh này mang đôi chút cảm tính nhưng thật sự từ nhiều năm trước, phim xưa là dòng phim rất ăn khách của Hãng phim TFS. 

Có năm, hãng phim này sản xuất 2-3 phim xưa và các phim đều bán được cho nhiều đài truyền hình cả miền Nam lẫn miền Bắc...

Trong khi đó, phim xưa mang hương vị Bắc Thương nhớ ở ai (VTV3) đang đi được gần nửa đoạn đường, thu hút khán giả màn ảnh nhỏ bởi hình ảnh nông thôn miền Bắc đẹp như tranh và số phận của những con người trong giai đoạn 1953-1975 được miêu tả chân thật, sống động. 

Khán giả Đoàn Sóng Biển chia sẻ trên trang fanpage của phim: "Phim hay quá, xem mà thương cho cả một thế hệ người xưa, cũng là để nhìn lại bản thân mình nên cư xử với mọi người xung quanh như thế nào cho phải".

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum - người "chuyên trị" dòng phim Hồ Biểu Chánh - cho rằng người xem thích xem phim xưa bởi cách cư xử ở đời nhẹ nhàng, tinh tế. 

Ở miền Nam, nói đến âm nhạc là nói đến dòng nhạc bolero, còn nói tác phẩm văn học thì tiêu biểu là của Hồ Biểu Chánh. Vì vậy phim xưa, đặc biệt phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, luôn có sức hút riêng. Nó luôn mang tính thời sự, không bị "đề mốt". Hôm nay hay 10 năm sau phim vẫn hấp dẫn với khán giả.

Ông Nguyễn Quốc Hưng - phó giám đốc Hãng phim TFS

"Phim xưa" luôn có chỗ đứng

Dạo một vòng truyền hình, có thể thấy phim xưa đang xuất hiện kha khá. Thế thái nhân tình vừa kết thúc trên kênh Let’s Việt, trên HTV9, Today TV đang phát sóng Tơ hồng vương vấn, Duyên định kim tiền. Cuối tháng 1-2018, Mộng phù hoa sẽ tiếp tục được lên sóng VTV3.


Sau thương nhớ ở ai là Cô Thắm về làng, Mộng phù hoa... - Ảnh 9.

Cảnh trong phim Thương nhớ ở ai

Sau thương nhớ ở ai là Cô Thắm về làng, Mộng phù hoa... - Ảnh 10.

Cảnh trong phim Tơ hồng vương vấn

Sau thương nhớ ở ai là Cô Thắm về làng, Mộng phù hoa... - Ảnh 11.

Cảnh trong phim Cô Thắm về làng

Quá chán xe hơi, nhà lầu, người xem tìm coi phim xưa Quá chán xe hơi, nhà lầu, người xem tìm coi phim xưa

TTO - Lời nguyền đang phát sóng trên THVL1 lọt vào top 3 những chương trình có đông người xem nhất (theo TAM) và quảng cáo đổ vào phim này cũng khả quan. Trong giai đoạn phim Việt ảm đạm, đây là con số không dễ kiếm.

HOÀNG LÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên