Thuốc điều trị trĩ 100% nguồn gốc từ thảo dược của Traphaco là sản phẩm có hiệu quả với bệnh trĩ - Ảnh: T.A
Một bác sĩ lâu năm của Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết có đến 17/18 bệnh nhi chị mới khám buổi sáng 9-5 là mắc chứng táo bón. Ở người lớn và cả trẻ em, táo bón lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.
Các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, như táo bón, trĩ… đều là bệnh tế nhị, nhưng ít người biết rằng nếu điều trị đúng cách thì sau 1 tuần các triệu chứng khó chịu của trĩ như chảy máu, đau rát, khó chịu, bứt rứt… có thể hết trong 1 tuần.
Bệnh khó nói
Giãn cách xã hội ngăn chặn được COVID-19, nhưng ăn nhiều, đi lại ít lại dẫn đến chứng bệnh cũng đáng băn khoăn là táo bón và trĩ. Trĩ được phân loại thành trĩ ngoại (hình thành phía dưới cơ thắt hậu môn) và trĩ nội (hình thành ở phía trên cơ thắt hậu môn).
Cả hai loại trĩ rất phổ biến và đều sa búi trĩ, sau đó sẽ kéo theo đau rát, ngứa ngáy và chảy máu (khi có biến chứng, huyết khối). Các cấp độ trĩ nội được phân loại chính là dựa vào mức độ sa nhiều hay ít của búi trĩ. Trĩ độ 1: búi trĩ chưa ló ra ngoài; Trĩ độ 2: búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn khi rặn; Trĩ độ 3: dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong ống hậu môn; Trĩ độ 4: búi trĩ hầu như nằm ngoài ống hậu môn. Trĩ sa độ 2 có thể chưa gây phiền hà gì, nếu là độ 4 thì rất khó chịu, đau đớn mỗi khi đi cầu.
Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng sớm nhất của chứng bệnh trĩ, khi mới bắt đầu máu chỉ chảy kín đáo và chỉ xuất hiện trên phân hoặc có thể là trên giấy vệ sinh. Càng về sau, máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt và còn có thể bắn thành tia. Nặng hơn nữa là khi bệnh nhân đứng hay là ngồi xổm hoặc cũng có thể chỉ là đi lại cũng sẽ khiến máu chảy ra, kèm theo đó là sự đau rát hậu môn hay sa búi trĩ.
Đây là điều sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người mắc phải căn bệnh này: chảy máu, tiết dịch ở vủng viêm gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân, nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn là không nhỏ. Huyết khối (cục máu đông) xuất hiện sau khi chảy máu, gây đau mót đại tiện, đau dữ dội khi phân đi qua ống hậu môn; cục máu đông có thể gây tắc mạch, sưng phồng, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ...
Làm gì khi bệnh trĩ đã ở giai đoạn chảy máu?
Tottri có tác dụng rõ rệt trong giảm đau rát, cầm máu, co búi trĩ - Ảnh: T.A
Thông thường, tình trạng chảy máu nhẹ có thể tự khỏi theo thời gian nếu thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hơn.
Vệ sinh hậu môn cẩn thận: Người bị bệnh trĩ chảy máu cần vệ sinh vùng hậu môn cẩn thận, không nên dùng loại giấy vệ sinh thường vừa gây khô rát, vừa dễ làm tổn thương búi trĩ. Tốt nhất nên rửa hậu môn bằng nước sạch và dùng khăn bông nhẹ nhàng thấm khô. Không nên sử dụng xà phòng để vệ sinh hậu môn, hãy dùng loại chuyên dụng hoặc dùng nước muối loãng rửa hàng ngày.
Ngâm nước ấm: Đây là cách hữu hiệu giúp cho hậu môn giảm sưng đau, phù nề hay nhiễm trùng. Chỉ nên dùng nước muối loãng 2 lần mỗi ngày. Nếu cho quá nhiều muối sẽ có thể gây xót đối với hậu môn đang tổn thương.
Một số thuốc tân dược được chỉ định, trong đó thuốc dùng đường uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ Flavonoid, giúp ổn định mạch máu, tránh giãn quá mức, giảm phù nề; các thuốc dùng tại chỗ giúp co mạch, cầm máu. Đa phần các thuốc này cho tác dụng nhanh, nhưng chỉ dùng thời gian ngắn, có nhiều tác dụng không mong muốn.
Trong khi đó, y học phương Đông ưu tiên sử dụng các vị thảo dược an toàn cho những người bị trĩ cấp tính vừa chống táo bón, cầm máu, tăng sự đàn hồi và bền vững thành mạch, chống viêm chống phù nề, giúp co búi trĩ.
Đa phần mọi người vẫn nghĩ, điều trị trĩ nói riêng và bệnh nói chung bằng Đông dược thường có tác dụng chậm, thời gian điều trị dài. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thùy Dương - Phó Trưởng bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội chia sẻ, đa số các dược liệu có tính chất ôn hòa hơn, thời gian điều trị cũng thường kéo dài nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Vẫn có những dược liệu có tác dụng nhanh, mạnh và có thể sử dụng để điều trị triệu chứng cấp tính.
Tottri điều trị trĩ chảy máu nhanh chóng ngay tuần đầu sử dụng
Tottri - thuốc điều trị trĩ cấp nổi tiếng của Traphaco, là một minh chứng cho quan điểm đó. Nhóm chuyên gia Bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc. Theo kết quả nghiên cứu, Tottri có tác dụng cầm máu tương đương Adrenoxyl (hoạt chất tân dược có tác dụng cầm máu nhanh). Cụ thể ở cả 2 liều dùng (1-2 túi (2-4 viên)/lần x 3 lần/ngày/người) đều có tác dụng làm giảm thời gian chảy máu có ý nghĩa so với lô chứng.
Thử nghiệm tính an toàn với liều nhắc lại 28 ngày cho thấy Tottri giúp điều trị bệnh trĩ lành tính, không gây độc trên gan, thận và ngừa tái phát hiệu quả.
Để giúp người bệnh nhanh chóng đạt được hiệu quả trong tuần đầu tiên sử dụng, đặc biệt là tình trạng sa búi trĩ, đi ngoài ra máu, đau rát… Chuyên gia của công ty Traphaco đã đưa ra liệu trình điều trị chuẩn của Tottri như sau: 2 gói hoàn cứng (tương đương 4 viên nang cứng)/ lần x 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn trong vòng 10 ngày. Với liều này, chỉ sau 1-3 ngày, các tình trạng chảy máu, đau, sưng viêm đã bắt đầu không còn.
Hết liệu trình 10 ngày, nếu bệnh nhân nào muốn dùng thêm để phòng trĩ tái phát, có thể dùng với liều 1 gói hoàn cứng (tương đương 2 viên nang cứng)/ lần x 3 lần/ ngày trong 1 tháng tiếp theo.
TOTTRI - GIẢM TRIỆU CHỨNG TRĨ CẤP NGAY TUẦN ĐẦU SỬ DỤNG
Test cấp độ trĩ miễn phí tại đây: bit.ly/mienphi_kiemtraTottri
Fanpage: Tottri Điều trị hiệu quả trĩ cấp
Tổng đài Traphaco miễn cước: 1800.6612
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Xem thêm thông tin sản phẩm tại: http://tottri.vn/about-tottri
* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận