12/04/2024 20:07 GMT+7

Sao 'nam châm' cực mạnh phát tín hiệu kỳ lạ khiến khoa học bối rối

Một ngôi sao 'nam châm' cực mạnh đang phát ra tín hiệu vô tuyến kỳ lạ trong thiên hà của chúng ta, nhưng các nhà khoa học hiện không thể giải thích được chúng.

Các từ trường khổng lồ và phức tạp của sao từ biến chúng thành những sao nam châm mạnh nhất trong vũ trụ.

Các từ trường khổng lồ và phức tạp của sao từ biến chúng thành những sao nam châm mạnh nhất trong vũ trụ.

Theo Livescience, một ngôi sao nam châm vũ trụ (còn gọi là sao từ) đang tiếp tục phát ra những tín hiệu vô tuyến kỳ lạ sau hơn một thập kỷ "im ắng" khiến các nhà khoa học bối rối.

Sao nam châm vũ trụ là một loại sao hiếm, trẻ, được hình thành từ sự co lại siêu dày đặc của các sao, được gọi là sao neutron, sở hữu từ trường cực mạnh, gấp hàng nghìn tỉ lần từ trường của Trái đất.

Sao nam châm vũ trụ rất có thể được sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh nhưng cũng có thể được tạo ra bởi sự va chạm của sao neutron.

Năng lượng từ những sự kiện vũ trụ này khiến sao từ trở thành một trong những vật thể quay nhanh nhất từng được phát hiện.

Tuy nhiên, cuối cùng chúng mất năng lượng và chuyển sang dạng sao neutron thông thường khi tốc độ quay của chúng chậm lại. Cho đến nay chỉ có khoảng 30 ngôi sao từ được phát hiện.

Một số sao từ đôi khi phát nổ dữ dội khi từ trường phức tạp của chúng giãn ra và đứt gãy, khiến chúng bắn ra một lượng lớn bức xạ vào không gian dưới dạng tia X, tia gamma và phổ biến nhất là xung vô tuyến.

Những vụ nổ, có thể giải phóng năng lượng gấp hàng triệu Mặt trời, cho phép các nhà thiên văn phát hiện ra các sao từ.

Nhưng sau vài năm, những vụ nổ này giảm dần và những ngôi sao quay nhanh lại biến mất khỏi tầm nhìn một lần nữa.

Sao từ cuối cùng sẽ biến thành các sao neutron thông thường khi chúng bắt đầu quay chậm lại.

Sao từ cuối cùng sẽ biến thành các sao neutron thông thường khi chúng bắt đầu quay chậm lại.

Vào tháng 12-2018, nhờ một trong những vụ nổ này, một sao từ có tên XTE J1810-197 - nằm cách Trái đất khoảng 8.000 năm ánh sáng, được phát hiện lần đầu vào năm 2003 - đã xuất hiện trở lại trong tầm quan sát của các nhà thiên văn học.

Kể từ đó, XTE J1810-197 tiếp tục phát các xung vô tuyến về phía hành tinh của chúng ta, cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi nó bằng một số kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới.

Trong hai nghiên cứu mới được công bố vào nửa đầu tháng 4 trên tạp chí Thiên văn học tự nhiên, các khoa học gia đã phân tích các xung vô tuyến do XTE J1810-197 phát ra và phát hiện sự dao động kỳ lạ trong những tín hiệu này.

Phân tích sâu hơn cho thấy những biến động này không thể giải thích được bằng bất kỳ hành vi từ trường nào đã biết, cho thấy có điều gì đó hoàn toàn mới đang diễn ra.

Patrick Weltevrede, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Manchester ở Anh và là đồng tác giả của cả hai nghiên cứu mới, cho biết: "Phát hiện của chúng tôi chứng minh rằng các quá trình vật lý kỳ lạ có liên quan đến việc tạo ra sóng vô tuyến mà chúng tôi có thể phát hiện".

Nhưng hiện tại, nhóm nghiên cứu không thể giải thích những quá trình mới lạ này là gì.

Tốc độ giãn nở vũ trụ có thể đang chậm lạiTốc độ giãn nở vũ trụ có thể đang chậm lại

Vũ trụ vẫn đang giãn nở ngày càng nhanh hơn, nhưng có thể đã chậm lại gần đây so với vài tỉ năm trước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên