16/01/2023 09:24 GMT+7

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù

Miền Tây bao phủ bởi màn sương mù dày đặc. Đây là hiện tượng hiếm có ở khu vực này trong dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 1.

Trung tâm quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) bao phủ bởi sương mù sáng 16-1. Tòa nhà cao nhất TP Cần Thơ chỉ còn thấy được một số tầng bên dưới - Ảnh: CHÍ QUỐC

Sáng 16-1, nhiều người dân ở miền Tây bất ngờ trước tình trạng sương mù dày đặc trông không khác gì Đà Lạt. Nhiều tài xế cho biết sương mù nhiều đến mức tầm quan sát chỉ trong khoảng cách từ 5 - 10m, không thể quan sát được xa hơn nên việc di chuyển trên các tuyến đường tỉnh, đường quốc lộ gặp rất nhiều khó khăn.

Tại TP Cần Thơ, hôm nay là ngày thứ 2 thành phố "chìm" trong sương mù nhưng người dân cho biết sáng 16-1 sương mù dày đặc hơn sáng ngày trước đó. Quan sát các tòa nhà cao tầng chỉ thấy được vài tầng dưới mặt đất, còn những tầng cao thì chìm hẳn trong màn sương. Tình hình cũng tương tự tại một số tỉnh như Vĩnh Long, Kiên Giang…

Ghi nhận tại TP Long Xuyên (An Giang) và các tuyến đường quốc lộ đi TP Cần Thơ, Đồng Tháp sương mù vây dày đặc, khiến tầm nhìn của người đi đường bị hạn chế. Khoảng cách ngoài 200m không nhìn rõ.

Một lãnh đạo Công ty cổ phần Phà An Giang cho biết sáng nay sương mù nhiều trên các sông, đặc biệt tại TP Long Xuyên, các nhân viên phải soi đèn chuyên dụng tại cầu bến phà và trên các phà. Mặc dù lưu thông chậm nhưng các phà vẫn đảm bảo đưa đón khách bình thường.

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 2.

Đường Hoàng Quốc Việt (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) sáng 16-1 - Ảnh: LÊ DÂN

Kỹ sư Phan Hải Dương - dự báo viên khí tượng Trung tâm Khí tượng thủy văn TP Cần Thơ - cho biết sương mù dày đặc xuất hiện ở thành phố và một số nơi khác là sương mù bức xạ.

Sương mù được hình thành do lớp không khí sát mặt đất giảm nhiệt do bức xạ, làm ngưng tụ hơi nước, gây ra hiện tượng sương mù này. Theo kỹ sư Dương, hiện tượng sương mù xuất hiện dễ phát sinh các bệnh về hô hấp, nhất là đối với trẻ em và người già, đồng thời phát sinh bệnh đạo ôn trên cây trồng.

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 3.

Cầu Cần Thơ nối TP Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long chỉ còn thấy một phần - Ảnh: CHÍ HẠNH

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 4.

Thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) trông như Đà Lạt - Ảnh: CHÍ HẠNH

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 5.

Sông Hậu nhìn từ cầu Vàm Cống (nối quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) hầu như không thấy được gì nếu nhìn từ cầu - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 6.

Mặc dù đã có nắng sớm nhưng sương vẫn phủ rất dày trên cao tốc N2B đoạn từ cầu Vàm Cống nối cầu Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 7.

Kiên Giang cũng chìm trong sương mù như các tỉnh khác của miền Tây - Ảnh: CHÍ CÔNG

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 8.

Khu vực những cánh đồng lúa ở phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá (Kiên Giang) dù mặt trời lên cao nhưng vẫn không xua được lớp sương mù dày đặc - Ảnh: CHÍ CÔNG

Sáng 16-1, nhiều tỉnh miền Tây chìm trong sương mù - Ảnh 9.

Sương mù dày đặc đã ảnh hưởng nhiều tới việc lưu thông trên các tuyến đường, đặc biệt là các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ. Trong ảnh: sương mù bao phủ quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ở miền Tây mà cứ ngỡ đang ở Đà LạtỞ miền Tây mà cứ ngỡ đang ở Đà Lạt

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2023, các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Bến Tre, Long An… xuất hiện nhiều đợt mưa trái mùa, thời tiết se lạnh.

 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên