Phóng to |
Khách mời tham gia buổi trò chuyện trực tuyến - Ảnh TTD |
Khách mời gồm:
- Ông Nguyễn Quốc Khánh, giám đốc điều hành Công ty Cổ phần sữa Việt Nam- Bà Lê Thị Thanh Lâm, phó tổng giám đốc Công ty thực phẩm SG Food- Ông Đào Công Thắng, trưởng phòng Tiếp thị Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC- Ông Lê Quốc Trung, giám đốc điều hành Công ty Vinamit- Ông Lý Huy Sáng, phó tổng giám đốc của công ty TNHH Minh Long 1- Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao- Hai Đại sứ Hàng Việt là nghệ sĩ Trung Dân và đạo diễn Đoàn Khoa.
Các khách mời sẽ trả lời bạn đọc và người tiêu dùng về sản phẩm mới như tính ưu việt của sản phẩm mới, sự khác biệt giữa sản phẩm mới và sản phẩm cũ, giá cả, chế độ hậu mãi, đăng ký bản quyền cho sản phẩm mới… hoặc góp ý cho doanh nghiệp về sản phẩm, chất lượng phục vụ…
Đồng thời, các đại sứ hàng Việt cũng chia sẻ những đánh giá, nhật xét, trải nghiệm của họ về sản phẩm mới của các doanh nghiệp như thế nào.
NỘI DUNG
* Phim Việt gần đây rất được nhiều người quan tâm, nhưng ít người coi. Tuy nhiên tôi thấy người ta tiếp thị khá tốt. Sao DN Việt không tiếp thị sản phẩm Việt giống như phim Việt vậy. Làm sao để người tiêu dùng háo hức giống như chờ xem "giờ vàng phim Việt" vậy?(Lê Thị Hồng Loan, 52 tuổi, hongloanfcd@)
- Đạo diễn Đoàn Khoa (Đạo diễn sân khấu - Giảng viên trường đào tạo multi media Arena): Phim ảnh là một sản phẩm như các sản phẩm tiêu dùng khác, việc tiếp thị sản phẩm đến được người tiêu dùng là một "chiến lược". Điều này tùy thuộc vào khả năng tài chính và nội lực của doanh nghiệp đó. Trong lãnh vực điện ảnh mà bạn vừa nêu, có phim được quảng bá tốt từ lúc khởi đầu cho tới khi phát hành nhưng cũng có phim không làm được điều đó. Trong sản xuất thì khó khăn hơn, bởi một sản phẩm hoặc một thương hiệu mới ra đời, trước đó đã có quá nhiều những thứ đồng loại, khó gây "bất ngờ" như sự ra mắt một phim, do đó nhằm đạt được sự chú ý của dư luận như phim ảnh e không tưởng.
Thế nhưng điều đó không nghĩa là không thực hiện, nhưng làm điều này cần thời gian nhằm tạo hình ảnh cùng uy tin đồng thời đủ "độ ngấm" để người dùng nhận rõ giá trị và công năng của sản phẩm. Tuy nhiên trở lại vấn đề khó khăn đầu tiên của doanh nghiệp trong nước vẫn là "vốn". Họ vừa chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng nước ngoài đã có nền tảng, hình ảnh quen thuộc cùng vốn lớn, vừa phải làm sao cho giá cả hợp lý đồng thời cố gắng duy trì đời sống cho công nhân.
* Là một người luôn ưu tiên sữa Vinamilk vì giá thành hợp lý, nhưng trong thời buổi giá cả hiện nay, gia đình tôi phải thắt chặt chi tiêu. Trong siêu thị hiện nay đang phát triển nhãn hàng riêng, giá thành rẻ hơn, tôi sử dụng thử nhãn hàng riêng này và cảm thấy chất lượng tốt. Vinamilk có những động thái gì về vấn đề này? (Nguyễn Thị Lan, 34 tuổi, lanhcm@)
- ÔngNguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Vinamilk: Chúng tôi luôn luôn quan tâm tới người tiêu dùng, luôn cố gắng đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao nhưng với giá hợp lý nhất.
Chúng tôi cố gắng cắt giảm các chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sản xuất. Đối với chi phí sản xuất, chúng tôi có các giải pháp như đầu tư các máy móc hiện đại, công suất lớn để giảm chi phí vận hành. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện các chương trình quản lý và tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí sản xuất cũng như thể hiện trách nhiệm với xã hội và môi trường...
Để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng cũng như thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp, chúng tôi hiện có những sản phẩm tham gia chương trình bình ổn giá của nhà nước như là sản phẩm dành cho trẻ em dưới 1 tuổi và dành cho người lớn tuổi (thực hiện từ tháng 04-2011 đến 12-2011).
* Tôi rất thích ly tách để bàn của Minh Long, nhưng giá thành hơi cao so với mức thu nhập trung bình của tôi. Xin cho tôi được hỏi sản phẩm mới của Minh Long giá thành có rẻ hơn không, phù hợp với thu nhập hơn?(Tuyết, 25 tuổi, tuyetanbinh@)<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
- Ông Lý Huy Sáng, phó tổng giám đốc của công ty TNHH Minh Long 1: Minh Long luôn cố gắng phục vụ đến nhiều đối tượng khách hàng trên thị trường nên mỗi năm đều cho ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau để phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.
Vì vậy, năm nay Minh Long sẽ cho ra một số dòng sản phẩm có giá từ thấp đến cao để phù hợp cho CNV cán bộ cũng như các chủ doanh nghiệp. Hi vọng là dòng sản phẩm giá thấp của Minh Long có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn và người tiêu dùng.
Xin cảm ơn câu hỏi của bạn.
* Tôi mong muốn bất cứ sản phẩm nào của hàng Việt nên dành một chỗ trên bao bì ghi rõ số điện thoại của cơ sở sản xuất để người tiêu dùng có ngay kênh thông tin phản ánh nhanh chóng nhất này. Điều đó có khó lắm không? Có làm được không? (Nguyễn Thanh Hùng Hai, 44 tuổi, hunghai711173@)
- Phó tổng GĐ Lê Thị Thanh Lâm (Saigon Food): Hiện nay hầu hết các sản phẩm trên bao bì đều phải có ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại cơ sở sản xuất thậm chí có cả thông tin các nhà phân phối của sản phẩm đó.
Đối với những sản phẩm mang thương hiệu của các hệ thống siêu thị thì vẫn có đầy đủ các thông tin của cơ sở sản xuất, gia công sản phẩm đó. Đây là điều kiện bắt buộc theo thông tư - nghị định số 89/2006/ND-CP. Ngoài ra, theo nghị định này thì các nhà sản xuất cần phải ghi rõ những thông tin như thành phần nguyên liệu, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, ngày sản xuất, hạn sử dụng,...
Đối với công ty Saigon Food chúng tôi, tất cả các sản phẩm đều có đầy đủ các thông tin trên, ngoài ra chúng tôi còn có số điện thoại nóng tư vấn tiêu dùng là 08 35057180. Bất cứ khách hàng có thắc mắc, yêu cầu,khiếu nại (nếu có),... về sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi sẽ giải quyết ngay.
Ngoài ra sản phẩm Saigon Food hầu hết đều phân phối qua hệ thống siêu thị nên nếu khách hàng sử dụng mà không lưu lại bao bì khi có thắc mắc về sản phẩm có thể nêu qua hệ thống siêu thị để siêu thị chuyển lại ý kiến cho nhà sản xuất chúng tôi.
Để đảm bảo quyền lợi và an toàn sử dụng, người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm có đầy đủ thông tin nêu trên.
Phóng to |
* Thưa anh, gần đây báo chí có nói nhiều về việc thương lái TQ ồ ạt mua nguyên liệu nông sản Việt Nam với giá cao hơn so với thương lái trong nước. Trong khi đó, tôi được biết một số công ty như Vinamit đây vẫn phải nhập nông sản từ Trung Quốc như khoai môn... để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Tại sao lại có tình trạng này?
Và tại sao DN nước ngoài có thể mua nông sản VN với giá cao mà DN trong nước lại không làm được? Có phải vì các DN ham lợi nhiều và không hợp lý hóa được sản xuất dẫn đến việc mua nông sản giá thấp hơn TQ và bán thành phẩm giá cao hơn họ?(Trần Tiến Dũng, 41 tuổi, hiteresa162)
- Lê Quốc Trung, Giám đốc điều hành Vinamit: Trước hết, thị trường vận động theo quy luật cung cầu, cho nên việc giá cả biến động theo từng thời điểm là điều tất yếu. Cũng có những lúc hàng nông sản Trung Quốc tràn sang Việt Nam với giá rẻ làm điêu đứng ngành nông nghiệp trong nước.
Ngoài ra, cũng có những trường hợp thương lái nước ngoài cố tình thu gom nông sản ồ ạt tại Việt Nam với giá cao với ý đồ "làm khó" các doanh nghiệp chế biến nông sản trong nước.
Tuy nhiên, việc thương lái nước ngoài khuynh đảo thị trường nông sản trong nước thường thì chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, bà con nông dân không được hưởng lợi nhiều, thậm chí nhiều khi phải khốn đốn khi chạy theo giá cả mà thay đổi giống cây trồng thường xuyên.
Các doanh nghiệp trong nước không nên chạy theo việc thu gom như vậy, mà nên chú trọng những chính sách dài hạn nhằm phát triển nguồn nguyên liệu, hỗ trợ nông dân để đảm bảo lợi ích bền vững lâu dài cho cả doanh nghiệp và nông dân.
* Chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tôi thiết nghĩ rằng các sân khấu kịch của VN nên có những tác phẩm ủng hộ chủ trương này ?(Nguyễn đình lâm, 41 tuổi, dinhlam_nt@)
- Nghệ sĩ Trung Dân: Làm nghệ thuật bây giờ còn "chua" hơn là ăn me Việt Nam nữa. Để có được một tác phẩm hoàn toàn của Việt Nam từ A đến Z ở thời điểm này thì hơi căng vì những nhà sản xuất chạy theo cái mô típ liên hiệp quốc sân khấu và điện ảnh (mượn một câu chuyện của một bộ phim nước ngoài rồi xào nấu thành Việt Nam và đưa ra công chúng).
Tôi thích những sản phẩm hoàn toàn là của Việt Nam, khán giả chính là người quyết định. Chúng tôi biết cái gì lai căng thì dễ bị đào thải. Chúng ta hãy ủng hộ hàng Việt Nam và chung tay xây dựng hàng Việt. Nếu các bạn làm được điều đó thì các bạn góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước.
Riêng về sân khấu hiện giờ chưa có kịch bản nào phản ánh về chủ trương dùng hàng Việt, tôi nghĩ chắc có lẽ vì tính chất của sự việc nó không phù hợp lắm nên chưa có đạo diễn, tác giả nào viết và dựng về đề tài này.
Phóng to |
Nghệ sĩ Trung Dân - Ảnh: TTD |
* Trên thị trường vàng trang sức trôi nổi bị phát hiện có trộn lẫn 1 số kim loại. SJC có nên tận dụng thời cơ này để truyền thông một cách mạnh mẽ về sản phẩm vàng nguyên chất của mình? (Hoàng Ngọc Khánh, 26 tuổi, ngockhanhhoang82@).
- Ông Đào Công Thắng, trưởng phòng Tiếp thị, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC: Trong suốt hơn 20 năm qua, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC luôn luôn cam kết chất lượng của từng sản phẩm, mang lại sự hài lòng tốt nhất đến với khách hàng.
Chúng tôi nghĩ với thị phần chiếm hơn 90% thị trường vàng bạc đá quý của cả nước, SJC đã khẳng định chất lượng vàng, khẳng định niềm tin của người tiêu dùng dành cho chất lượng vàng SJC và chúng tôi nghĩ đó là cách truyền thông tốt nhất đến với người tiêu dùng.
Phóng to |
Phóng to |
Các khách mời đang trả lời câu hỏi của bạn đọc - Ảnh TTD |
* Xin hỏi anh Đoàn Khoa, ở nhà anh sử dụng hàng Việt như thế nào? Anh yêu thích sản phẩm hàng Việt nào? Làm nghề đạo diễn, anh sẽ quảng bá cho hàng Việt bằng cách nào? (Quỳnh Tống, 28 tuổi, tongthiquynh0569103@)
- Đạo diễn Đoàn Khoa: Dù là một Đại sứ hàng Việt hay không, tôi luôn nghĩ mình nên dùng hàng hóa theo những tiêu chuẩn sau:
- Cần thiết
- Chất lượng tốt, giá cả phải chăng.
- Hàng nội hóa
Những thương hiệu Việt đã từ lâu là những mặt hàng thân thiết trong gia đình tôi như Vinamilk, xà bông Cô Ba, dầu gôi Thorakao, bút bi Thiên Long... Những sản phẩm chén dĩa Minh Long là niềm tự hào khi chúng tôi có tiệc tùng. Chính cách sử dụng sản phẩm của gia đình chúng tôi là một cách để nói cho những người thân quen rằng đây là những mặt hàng có giá trị về sử dụng lẫn giá cả.
Ngoài ra, trong công việc giảng dạy hàng ngày, tôi luôn khuyến khích các học sinh của mình làm những bài thi quảng cáo về những thương hiệu Việt (nói nhỏ một chuyện: với những bài thi này, tôi luôn dành sự "ưu tiên" nào đó).
* Tôi có 1 lần đi mua hàng tại siêu thị BigC An Lạc, thấy có chương trình về sản phẩm mới, tôi thấy có sản phẩm mới dưa lưới của Vinamit có tên là Tomeli. Tại sao Vinamit lại lấy tên nước ngoài?(Bạn đọc báo Tuổi Trẻ, 26 tuổi, linhxinh1984)
- Ông Lê Quốc Trung, GĐĐH Vinamit: Các sản phẩm của Vinamit hầu hết đều được tiêu thụ trong nước và thị trường xuất khẩu, vì vậy chọn tên sản phẩm cho phù hợp là điều cần thiết. Dù vậy, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy sản phẩm chuối sấy tẩm vị mới của Vinamit mang tên Tomeli với "âm hưởng" Việt Nam rất dễ thương "Ô mê ly"!
* Hiện nay việc các phụ nữ từ độ tuổi 25 - 40 đang dần dần quay lại đam mê nấu ăn, làm bánh "home-made" cả bánh ta lẫn bánh Tây. Vậy xin hỏi công ty Minh Long đã có dòng sản phẩm nào dành cho việc nướng bánh với họa tiết trang trí và màu sắc đa dạng và chịu nhiệt được từ 150oC đến 250oC chưa?(Kim Phúc, 57 tuổi, langrautraque@)
- Ông Lý Huy Sáng, phó tổng giám đốc của công ty TNHH Minh Long 1: Trước hết tôi xin xác nhận với chị là tất cả các sản phẩm của Minh Long 1 đều có thể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 250oC cho nên chị không phải lo ngại về việc này khi sử dụng sản phẩm Minh Long 1.
Còn về mặt các hoa văn trang trí hoặc màu sắc trên sản phẩm thì chúng tôi xin tiếp nhận ý kiến này và hi vọng sẽ sớm có sản phẩm phù hợp hơn cho những nhà nội trợ thích làm bánh. Hiện nay, chúng tôi cũng có một số sản phẩm chuyên dùng cho việc làm bánh nhưng nó chỉ có màu trắng mà thôi. Những sản phẩm này đang được sử dụng ở các nhà hàng khách sạn cũng như ở một số tiệm bánh chuyên nghiệp.
Hi vọng Minh Long 1 sẽ có sản phẩm để phục vụ chị trong tương lai gần nhất.
* Một vài doanh nghiệp có số hotline để khách hàng phàn nàn nhưng hầu như không hoạt động hoặc không ai nghe máy. Tôi thấy cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ khắc phục vấn đề này thế nào? Tôi cho rằng làm ăn theo kiểu “CÒ CON” như vậy thì họ đừng kêu gọi sự ủng hộ của người Việt. (Nguyen Trung Hieu, 30 tuổi, caohocmt07@gmail.com)
- Ông Lý Huy Sáng, phó tổng giám đốc của công ty TNHH Minh Long 1: Xin chào bạn Trung Hiếu tôi rất hiểu những bức xúc của bạn khi mua phải một món hàng không vừa ý và cần có sự hỗ trợ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, nhưng tìm mãi mà chưa có cách liên hệ được với họ, nhiều lúc chính tôi cũng từng gặp tình huống này.
Theo ý kiến cá nhân tôi, thị trường Việt Nam ngày nay là một thị trường có cơ chế tự do nên không có ai ép buộc mình phải sử dụng một mặt hàng cá biệt nào đó hoặc một nhà cung cấp cá biệt nào đó, nên chúng ta có thể có quyền tự do lựa chọn những nhà cung cấp sản phẩm tốt nhất có mặt ở thị trường Việt Nam.
Để biết được sản phẩm nào tốt trước khi mình đi mua thì bạn có thể tham khảo trên Internet hoặc các diễn đàn vì chúng ta đang sống ở thời đại thông tin. Tôi tin rằng bạn có thể tìm được những thông tin bổ ích về những mặt hàng bạn lựa chọn đúng đắn hơn. Còn những doanh nghiệp làm ăn thiếu chuyên nghiệp, chúng ta nên tiếp tục góp ý để họ tiến bộ hơn.
Phóng to |
* Đưa sản phẩm mới của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường, phục vụ người tiêu dùng, là một điều đáng mừng. Nhưng những sản phẩm này có thể duy trì, tồn tại được lâu trên thị trường hay không, với tình hình cán cân cạnh tranh, thị trường bán lẻ đang nghiêng về doanh nghiệp nước ngoài. (Trịnh Hoài An, 25 tuổi, hoaian1983@)
- Ông Lê Quốc Trung, GĐĐH Vinamit: Một sản phẩm sẽ "sống" được trên thị trường khi đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng. Những sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam sẽ không chỉ đủ sức duy trì thế mạnh trên sân nhà, mà còn có nhiều cơ hội chinh phục thị trường nước ngoài nếu được tiếp thị và phân phối có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp Việt Nam vận dụng khai thác tốt thì các nhà bán lẻ nước ngoài cũng là kênh phân phối nhiều tiềm năng.
* Công ty sũa cho biết sữa tươi vinamilk có đảm bảo vệ sinh và đúng sữa tươi 100%như quảng cáo không? Và các sản phẩm sữa bột của công ty có đảm bảo cho trẻ nhỏ như quảng cáo không? (Hà thị hằng, 28 tuổi, takeco2007@).
- Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Vinamilk: Sản phẩm Vinamilk được sản xuất trên những thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến nhất - chúng tôi có thể tự hào rằng những thiết bị tiên tiến nhất của ngành chế biến sữa của thế giới hiện nay đã được lắp đặt và đang hoạt động tại các nhà máy của Vinamilk.
Sữa tươi !00% của Vinamilk hoàn toàn được sản xuất từ sữa tươi nguyên chất, được xử lý tiệt trùng ở nhiệt độ cao 140 độ C trong thời gian rất ngắn 2-4 giây, vì vậy hoàn toàn đảm bảo vệ sinh và vẫn duy trì nguyên vẹn các chất dinh dưỡng của sữa.
Bên cạnh dòng sữa tươi 100%, chúng tôi còn có dòng sản phẩm sữa tươi thanh trùng, được sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi nguyên chất. Chúng tôi đã sử dụng công nghệ Ly tâm tách khuẩn (công nghệ mới nhất) để sản xuất dòng sản phẩm này. Với tốc độ ly tâm rất cao ( 7200 vòng/phút) các vi khuẩn trong sữa tươi sẽ bị tách loại ra, sau đó sữa tươi sẽ được xử lý nhiệt nhẹ nhàng để đảm bảo nguyên vẹn hương vị, và chất lượng của sản phẩm mà hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm.
Các sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em được sản xuất tại nhà máy của Vinamilk luôn tuân thủ theo đúng các quy định về tiêu chuân chất lượng của Nhà nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế (CODEX). Với các nguyên liệu chọn lọc từ các nhà cung cấp uy tín hàng đầu của thế giới, dựa trên nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Việt Nam và các tập đoàn thực phẩm hàng đầu châu Âu, Vinamilk đã đưa ra các sản phẩm sữa bột hoàn toàn phù hợp cho trẻ em Việt Nam.
Chúng tôi cũng xin nói thêm rằng nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam được thực hiện trên 50.000 trẻ em ở khắp mọi miền đất nước trong vòng 8 năm và dựa trên nghiên cứu này, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia và Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Vinamilk đã đưa ra các dòng sản phẩm tối ưu nhất, phù hợp với đặc thù dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ em Việt Nam.
* Hiện nay lên các mạng xã hội tôi thấy các bạn bán quần áo, quà lưu niệm... tất tần tật các thứ có thể bán, trong khi DN mình thì chẳng thấy đâu. Nhiều khi muốn mua sản phẩm mới để sử dụng hàng ngày hay làm quà tặng thì không biết đi đâu để tìm, để hỏi, cũng chẳng ai tư vấn, toàn chỉ thông qua người quen. Hình như DN Việt chưa quen việc sử dụng mạng để quảng bá, có cách nào thay đổi không? (Bùi P Hồng Ân, 27 tuổi, bui.hongan@...)
- Ông Lê Quốc Trung, GĐĐH Vinamit: Internet, mạng xã hội... là công cụ quảng bá hình ảnh và tiếp thị khá phổ biến hiện nay, và doanh nghiệp Việt Nam đương nhiên không muốn đứng ngoài xu thế này. Bạn rất đúng ở chỗ chúng ta còn chậm, nghèo nàn về ý tưởng và chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của kênh truyền thông này. Các doanh nghiệp sẽ cần quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực bạn đã nêu sau khi làm tốt việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín thương hiệu và đưa hàng hóa đến rộng rãi người tiêu dùng.
- Gia đình tôi hay mua sữa tươi cho con uống, dạo này tôi thấy sữa hộp giấy Vinamilk đều đề là sữa tươi, nhưng khi đọc kỹ có cả loại sữa bột và sữa tươi. Nếu người tiêu dùng không đọc kỹ thành phần sữa trước khi mua sữa tươi sẽ lấy phải loại sữa bột đã được pha chế. Tôi thấy Vinamilk hơi nhập nhằng việc này, khiến khách hàng dễ bị nhầm lẫn. Ông giải thích sao về việc này? (Nguyen Trung Hieu, 30 tuổi, caohocmt07@).
- Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám Đốc Điều Hành Vinamilk: Theo quy chuẩn quốc gia, những sản phẩm được gọi là sữa tươi phải được sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi, các sản phẩm sữa tiệt trùng thì được sản xuất từ sữa tươi, sữa bột.
Các thông tin về sản phẩm của Vinamilk được thể hiện rất rõ ràng trên bao bì sản phẩm. Vinamilk tuân thủ đúng các quy định ghi nhãn mác của Việt Nam.
* Trước khi tung ra thị trường một sản phẩm mới, cần xây dựng chiến lựơc thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm đang dẫn đầu thị trường và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trong ngành?(Trần Đông, 26 tuổi, dong.tranphuong1@)
- Bà Lê Thị Thanh Lâm - Phó tổng GĐ công ty Saigon Food: Nhà sản xuất nào khi đưa ra thị trường sản phẩm mới đều phải nghiên cứu kỹ thị trường: nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh. Khi đã có sản phẩm mới, các nhà sản xuất chắc chắn hơn ai hết sẽ là người hiểu được tính mới, sự khác biệt, ưu việt của sản phẩm mình so với các sản phẩm đang có trên thị trường. Theo chúng tôi nghĩ, nhà sản xuất phải chuyển tải những thông tin đó đến đối tượng khách hàng - mục tiêu của mình.
Chiến lược quảng bá tung sản phẩm mới ra thị trường còn tùy thuộc vào khả năng tài chính, quy mô từng doanh nghiệp. Tuy nhiên cho dù quy môi lớn hay nhỏ thì đều mong muốn là làm sao để người tiêu dùng biết sản phẩm mới của công ty có mặt trên thị trường và đặc tính mới, ưu việt của sản phẩm mới là gì để có thu hút sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Đối với ngành thực phẩm của chúng tôi, cách tiếp cận đến người tiêu dùng tốt nhất vẫn là cách cho khách hàng dùng thử. Chúng tôi tổ chức dùng thử qua các hội chợ, điểm bán, hệ thống siêu thị,... hoặc là giới thiệu thông qua các khách hàng thân thiết.
Phóng to |
Ảnh: TTD |
- Đạo diễn Đoàn Khoa: Theo tôi, việc nhân viên bán hàng hoặc nhân viên dịch vụ của doanh nghiệp Việt làm không tốt nhiệm vụ của mình thì đó là lỗi của chính họ chứ chẳng chủ nhân nào muốn hoặc "cố tình" có "chính sách" như vậy. Tôi thường đi siêu thị, ở đó tôi luôn được sự "tiếp thị" khá nhiệt tình của các nhân viên quảng cáo sản phẩm mới, họ nhiệt tình... nhiều khi hơi quá đáng! Sự "nhiệt tình" hay "lãnh đạm" quá đáng đều mang lại sự phản tác dụng (giống như diễn viên diễn quá cường điệu hoặc hờ hững đều làm cho khán giả chán nãn).
Buôn bán là một nghệ thuật, nhân viên tiếp thị gần như một "diễn viên sống động", họ thành công khi làm cho người tiêu dùng hào hứng và tin tưởng sản phẩm mà họ trình bày. Khán giả sẽ không mua vé cho những vở diễn dỡ và ngược lại.
Trong sản xuất cũng thế, sự công bằng bao giờ cũng là thước đo cho một thứ. Tuy mọi người chúng ta đều có tinh thần ủng hộ hàng Việt, nhưng những doanh nghiệp không lưu tâm trong chuyện "săn sóc" khách hàng thì tôi cũng tin rằng họ cần phải khắc phục và sửa đổi. Nếu không họ tự giết họ. Sự phản hồi của người tiêu dùng là cần thiết và đó là cách mà chúng ta cần làm để doanh nghiệp Việt hoàn thiện chính mình.
Phóng to |
Đạo diễn Đoàn Khoa - Ảnh: TTD |
* DN nước ngoài mỗi khi có sản phẩm mới thì không chỉ giới thiệu mà còn kích thích người tiêu dùng tìm kiếm và sử dụng sản phẩm mới. Trong khi đó người tiêu dùng Việt Nam muốn biết đến sản phẩm mới của DN Việt sao mà khó quá, thông tin nhiều khi rời rạc, có khi cũng không thấy sản phẩm có gì hấp dẫn mình. DN làm sao khắc phục đây? (Bùi Phước Hòa, 52 tuổi, buiphuochoa@...)
- Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao: Ông đã hỏi đến một vấn đề "yết hầu" của các DN VN, đó là việc truyền thông sản phẩm - đặc biệt là sản phẩm mới - cho người tiêu dùng - chưa thật tốt.
Một số doanh nghiệp giải thích là họ không có đủ tiền quảng cáo, nhưng thực ra, thông tin về sản phẩm có rất nhiều hình thức, kênh và công cụ có thể sử dụng. Một số doanh nghiệp nhỏ thực hiện tờ rơi, đem phát tận nhà các khách hàng mục tiêu hay là trưng bày kèm với thông tin “ấn tượng” tại điểm bán, thậm chí, tập trung giới thiệu thông tin sản phẩm tại các hội chợ. Đây là những cách không tốn nhiều tiền lắm mà vẫn mang lại hiệu quả.
Tôi nghĩ, vấn đề gốc ở đây là DN có thấy việc thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng là nhu cầu thiết thực và rất lớn, bên cạnh đó, xác định đối tượng cần nhận thông tin và phương thức truyền thông phù hợp là có thể đạt được kết quả nhất định thay vì suy nghĩ là “hữu xạ tự nhiên hương” hay là không có tiền dội “bom tấn” là những cách nghĩ không còn phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
* Tôi thấy một số sản phẩm mới như bột, khuôn bánh, bếp gas và chén có thể kết hợp với nhau rất tốt. Tại sao không liên kết bán hàng với giá ưu đãi nếu khách hàng mua trọn gói đủ các món? (Nguyen Thi Rieng, 40 tuổi, riengnt@).
- Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao: Sáng kiến của chị rất hợp lý và có thể thực hiện. Thời gian qua, dự án phát triển sản phẩm mới của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã thực hiện việc cùng tiếp thị các sản phẩm này (chế biến sản phẩm và mời dùng thử) tại các siêu thị, hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao, các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn và ngay cả đưa vào các chợ huyện.
Có điều, chỉ mới là giới thiệu, nếu cùng “gom” chung lại thành một gói để khách hàng dễ mua thì mỗi DN phải đeo đuổi “dự án” bán chung này. Chúng tôi sẽ thử thảo luận ngay với các DN về việc thực hiện. Lần nữa xin cảm ơn chị Rieng.
* Với sản phẩm mới trên nền sản phẩm hiện tại như sữa tươi Vinamilk bổ sung vi chất, bằng cách nào người tiêu dùng có thể nhận biết được trên bao bì? Vì theo tôi thật khó để biết có bổ sung hay không. - Trên cơ sở nào Vinamilk có thể cho ra đời các sản phẩm mới. (Trung, 38 tuổi, bachnienthanh@)
- Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Vinamilk: Ý tưởng sản phẩm mới có thể hình thành từ nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, vì sản phẩm được sản xuất ra là để đáp ứng cho nhu cầu của chính người tiêu dùng, nếu sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm đó sẽ không thể tồn tại lâu.
Chúng tôi có bộ phận nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, chúng tôi có trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm đồng thời chúng tôi có sự liên kết với các trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng của Việt Nam và Quốc tế như Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, các tập đoàn thực phẩm hàng đầu Châu Âu ( DSM, Lonza, ChrHansen...) nhằm tìm ra các công thức tối ưu cho người tiêu dùng Việt Nam.
Người tiêu dùng nhận biết tính năng của sản phẩm thông qua các thông tin ghi trên bao bì, các thông tin này được ghi theo quy định ghi nhãn của nhà nước, vì vậy rất rõ để người tiêu dùng nhận biết các tính năng của sản phẩm. Người tiêu dùng nên đọc kỹ các thông tin ghi trên bao bì, chọn lựa sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín để sử dụng.
* Hiện tượng TQ ào ạt thu mua hàng nông sản của VN, khiến nông dân chết đứng với giá thu mua của thương lái TQ. Theo ý kiến của các chuyên gia, trong đó có 1 ý kiến chính, đó là: “Cần phải nêu cao vai trò quản lý của Nhà Nước”. Vậy, vai trò quản lý của Nhà Nước sắp tới là gì, liệu có khả năng thực thi đúng lúc hay không, hay là đã quá muộn.(Hàn Vương Tuấn, 25 tuổi, tuanhv@...)
- Ông Lê Quốc Trung, GĐĐH Vinamit: Chính xác là người nông dân Việt Nam nhiều phen "chết đứng" khi thương lái Trung Quốc thu gom với giá cao thì không có nông sản để bán, còn khi thay đổi giống cây trồng theo sự chi phối nhất thời của thị trường thì sau đó lại không tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Vì vậy, sự quan tâm của Nhà Nước đối với nông dân trong việc định hướng, hỗ trợ trong việc nuôi trồng, canh tác và đảm bảo nguồn tiêu thụ ổn định là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, sự liên kết phối hợp giữa Nhà Nước, nhà nông và doanh nghiệp trở nên ngày càng quan trọng hơn nhằm bảo vệ ngành sản xuất và chế biến nông sản trong nước cũng như quyền lợi của bà con nông dân.
* Mẫu mã sản phẩm VN hiện nay rất tệ, chỉ cần vào siêu thị nhìn thoáng quá là biết ngay sản phẩm nào là của VN. Các DN nên chau chút thêm mẫu mã sản phẩm mình như: logo quá nhiều chi tiết, bao gói sản phẩm quá mờ, quá cầu kì, quá phô trương những chứng nhận đạt được, … Liệu các DN có nhận thấy được nhược điểm này?(Hoàng Nam, 45 tuổi, namnew@gmail.com)
- Đạo diễn Đoàn Khoa: Tôi cũng đồng ý với bạn vấn đề mẫu mã của hàng Việt Nam thực sự là điều đáng tiếc. Nó không những làm giảm giá trị thật của sản phẩm mà còn làm mất sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Một thí dụ cụ thể, có một loại xà bông của Pháp rất tốt cho da vì họ dùng toàn nguyên liệu thiên nhiên, tất nhiên giá thành của loại xà bông này khá đắt. Vậy mà ta đang có loại xà bông tương tự với chất lượng và công thức như nhau nhưng lại rẽ vô cùng đó là xà bông Cô Ba. Giá như xà bông Cô Ba của ta biết đẩy giá trị thương hiệu, cải tiến mẫu mã và có chính sách quảng cáo hữu hiệu thì tốt biết bao.
Tuy nhiên bên cạnh những điều đáng tiếc trên, nhiều sản phẩm Việt đã lưu tâm đến hình dáng bên ngoài, có"đì-giai" và thông tin tiêu chuẩn sản phẩm theo qui định quốc tế. Đó là những doanh nghiệp cẩn trọng và chọn cho mình con đường đi vững chắc và dài lâu. Trên kệ siêu thị, bạn sẽ thấy nó lẫn trong mớ hàng ngoại đó!
* Xin cho biết chiến lược, cách marketing của một sản phẩm thực phẩm mới với điều kiện: - Chất lượng đảm bảo - Thương hiệu chưa lớn mạnh - Vốn để thực hiện những kế hoạch marketing lớn như: tivi, gameshow, báo chí, chứng nhận, chứng chỉ chưa có điều kiện thực hiện được. - Cạnh tranh gay gắt. Xin cảm ơn (Trần Trí Dũng, 25 tuổi, nobita294@)
- Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao: Câu hỏi của bạn rất hay! Tuy nhiên, còn thiếu một chi tiết: sản phẩm thực phẩm mới này là hàng trong nước sản xuất hay hàng nhập, và bạn là nhà sản xuất hay là người phân phối sản phẩm.
Nếu chất lượng của sản phẩm đảm bảo (đối với thực phẩm thì 4 từ “chất lượng đảm bảo” có một sức nặng và trách nhiệm đáng kể đấy bạn!) thì việc đầu tiên bạn cần làm là phải đưa sản phẩm đi chứng nhận về chất lượng. Bạn kể tới việc đăng ký để được nhận các chứng nhận, chứng chỉ trong kế hoạch marketing thì tôi e rằng chưa đúng. Với thực phẩm, đó là yếu tố có tính pháp lý đầu tiên.
Các vấn đề xây dựng thương hiệu và marketing thì bạn có thể có nhiều cách. Bắt đầu là việc xác định rõ khách hàng mục tiêu, phân khúc, những đối thủ cạnh tranh chính và ngân sách cùng phương thức truyền thông và tiếp thị bạn thấy phù hợp, từ đó, bạn có thể lên kế hoạch và lộ trình để thực hiện việc xây dựng thương hiệu, marketing và phân phối.
Phóng to |
* Thời đại mở cửa, hàng tá hàng có mặt trên thị trường hàng ngày, có hàng tốt và hàng kém chất lượng. lLà 1 người tiêu dùng trẻ tôi luôn muốn tiếp cận những mặt hàng mới, tuy nhiên làm sao để biết những mặt hàng mới đảm bảo chất lượng như những mặt hàng có mặt lâu năm hay có uy tín trê thị trường? (NO NAME, 22 tuổi, lenga33m@).
- Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao: Bạn ơi, những mặt hàng lâu năm hay có uy tín trên thị trường, nếu quả thật là vậy thì cũng có một độ tin cậy nhất định vì rõ ràng là thương hiệu và sản phẩm nào cũng phải tồn tại bằng cách đương đầu thắng lợi với mọi sóng gió của cuộc cạnh tranh.
Đối với những mặt hàng mới, ngoài sự bảo đảm của uy tín thương hiệu, bạn vẫn nên tìm hiểu thông tin đầy đủ về sản phẩm trước khi quyết định mua dùng thử. Việc tìm hiểu thông tin sản phẩm hiện nay có rất nhiều cách. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ tốn thời gian và công sức, đôi khi người tiêu dùng không đủ kiên nhẫn hay không có đủ thời gian.
Câu hỏi của bạn chắc chắn là một lời nhắc nhở nghiêm khắc cho các DN VN muốn tung sản phẩm mới ra thị trường.
* Còn một ý kiến nữa, VN đang vận động chính sách Người Việt ưu tiên dung hàng Việt, mà sao lại có 1 chương trình mang tên nước ngoài “Truly Vietgoods, Truly home”, sao không có tên tiếng Việt đi kèm, chương trình này cho người nước ngoài đọc hay sao? người dân các tỉnh đọc hiểu sao? Bản thân đơn vị hỗ trợ hàng Việt còn ưu tiên tiếng nước ngoài thì làm sao mà vận động người dân được (Nguyen Trung Hieu, 30 tuổi, caohocmt07@)
- Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao: Đây là một chương trình có định hướng xúc tiến sản phẩm mới liên quan đến ngành du lịch, được thực hiện thử nghiệm lần đầu tiên của dự án Phát triển sản phẩm mới.
Các bạn trẻ thực hiện chương trình này muốn tạo một dấu ấn mới để thu hút các nhà kinh doanh du lịch và thật sự thì cũng có một số các khách sạn, công ty du lịch thú vị với cách quảng cáo này. Tuy nhiên, nếu muốn quảng bá cho rộng rãi người tiêu dùng, chắc chắn phải kèm thêm tiếng Việt, hoặc đặt một tên khác.
Chúng tôi xin tiếp thu góp ý của bạn
* Theo các anh chị làm thế nào để giảm chi phí tốt nhất trong việc nghiên cứu sản phẩm mới? Đối với ngành thực phẩm làm thế nào có thể bảo hộ sản phẩm mới trước sự bắt chước các công ty khác? Làm thế nào để duy trì một số lượng đội ngũ nhân viên nghiên cứu hợp lý vì qúa nhiều thì sẽ tốn chi phí còn quá ít thì không đủ lực (Minh Vu, 40 tuổi, minhvuvn@).
- Ông Lý Huy Sáng, phó tổng giám đốc của công ty TNHH Minh Long 1:
Để giảm được chi phí trong việc nghiên cứu sản phẩm mới điều quan trọng nhất cần phải xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm mới là gì? Điều này sẽ tránh cho bạn phải tốn những chi phí cho ra sản phẩm mới mà không bán được để xác định được nhu cầu của thị trường hiện nay như thế nào, cách tốt nhất là bạn hãy đến tham gia các triển lãm chuyên ngành của mình thì bạn sẽ thấy được xu hướng của thị trường đang là gì. Từ đó bạn có thể phát triển sản phẩm mới của mình.Theo tôi, con người sinh ra bản năng đầu tiên mà con người có được là sự bắt chước rồi mới đến bản năng sáng tạo, chính vì thế việc sao nhái là điều không thể tránh khỏi. Để cho việc sao nhái khó thực hiện hơn cách duy nhất là mình phải luôn cải tiến và cho ra sản phẩm mới với tốc độ cao hơn để đối thủ không có thời gian đuổi kịp.
Trước hết bạn hãy xác định được tỷ lệ chi phí mà bạn có thể bỏ ra cho việc nghiên cứu sản phẩm mới chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trên giá thành của sản phẩm sau đó bạn nên chọn kỹ lưỡng và đào tạo phù hợp cho những nhân viên nghiên cứu và nhân viên kỹ thuật. Chúng ta cần có những chính sách chế độ để khuyến khích sự sáng tạo vì việc này sẽ khai thác được tối ưu hiệu quả và năng suất của những nhân viên nghiên cứu kỹ thuật để bạn không phải có một đội ngũ quá lớn mà hiệu quả mang về quá thấp.
* Trong tình trạng lạm phát bão giá hiện nay, Vinamilk có biện pháp nào để cho sản phẩm giá thành rẻ, phục vụ cho người lao động? (Nguyễn Thị Nhơn, 51 tuổi, Q.10, TP.HCM)
- Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám Đốc Điều Hành Vinamilk: Như đã trao đổi trong câu hỏi trước, hiện nay chúng tôi có các sản phẩm tham gia chương trình bình ổn giá của nhà nước (sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và sữa bột dành cho người lớn tuổi), được áp dụng từ 01/04/2011 đến 31/12/2011. Chúng tôi cũng cố gắng tiết kiệm, cắt giảm các chi phí nhằm đưa ra được các sản phẩm có giá hợp lý với chất lượng hoàn toàn tương đồng với các sản phẩm nhập ngoại, phù hợp cho người tiêu dùng Việt Nam.
* Gia đình tôi ở nông thôn, muốn mua các mặt hàng đông lạnh của Sgfood nhưng thấy khó khăn quá. Ở nông thôn lại không có siêu thị. Vậy tôi muốn mua sản phẩm của Sgfood thì có thể tìm thấy ở đâu? Tôi ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh. (Nguyễn Văn Le, 45 tuổi, ledmctayninh@)
- Bà Lê Thị Thanh Lâm - Phó tổng GĐ công ty Saigon Food: Rất cảm ơn sự quan tâm của bạn đến sản phẩm của công ty Saigon Food. Chúng tôi rất tiếc là hiện nay mạng lưới phân phối chưa tới được huyện Dương Minh Châu bởi vì tính đặc thù của sản phẩm đông lạnh là phải bảo quản ở nhiệt độ -18oc trong các tủ đông. Tại Tây Ninh, chúng tôi có các điểm bán hàng như sau:
- Siêu thị miễn thuế Mộc Bài
- 107 Ngô Gia Tự, khu phố 2 thị xã Tây Ninh
- 74 Võ Thị Sáu thị xã Tây Ninh
- Siêu thị mini cây xăng Trường Thủy 6/94 ấp Thanh Bình - Gò Dầu - Tây Ninh
- Cửa hàng Như ý 335 CM-8 khu phố 1 thị xã Tây Ninh.
Bạn có thể tỉm mua sản phẩm Saigon Food tại các điểm trên. Trong tương lai, chúng tôi sẽ cho ra thị trường sản phẩm mới bảo quản ở nhiệt độ thường. Chúng tôi hy vọng bạn vẫn tiếp tục ủng hộ sản phẩm Saigon Food chúng tôi.
* Làm cách nào sản phẩm mới có thể về được tay bà con nông dân vùng xa? (Bảy Thiện, 52 tuổi, baythienthanglong@)
- Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Vinamilk: Hiện nay chúng tôi có trên 160.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Chúng tôi vẫn đang cố gắng mở rộng độ bao phủ để đưa các sản phẩm của Vinamilk đến tận tay người tiêu dùng ở khắp mọi miền đất nước. Ngoài ra chúng tôi cũng đang kết hợp với BSA (Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) thực hiện các chương trình bán hàng về nông thôn.
Chúng tôi hy vọng với chương trình này, các sản phẩm của Vinamilk sẽ được đưa đến tận tay người tiêu dùng ở các vùng sâu vùng xa.
* Mẫu mã sản phẩm VN hiện nay rất tệ, chỉ cần vào siêu thị nhìn thoáng quá là biết ngay sản phẩm nào là của VN. Các DN nên chau chút thêm mẫu mã sản phẩm mình như: logo quá nhiều chi tiết, bao gói sản phẩm quá mờ, quá cầu kì, quá phô trương những chứng nhận đạt được… Liệu các DN có nhận thấy được nhược điểm này? (Hoàng Nam, 45 tuổi, namnew@...)
- Ông Lê Quốc Trung, GĐĐH Vinamit: "Người đẹp vì lụa" cho nên doanh nghiệp luôn muốn giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường với bao bì mẫu mã đẹp mắt, hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, thị hiếu của người tiêu dùng cũng có tác động đáng kể đến nhà sản xuất trong việc lựa chọn bao bì cho phù hợp. Trên thực tế, xu hướng tiêu dùng và gu thẩm mỹ của khách hàng thường xuyên thay đổi và ngày càng "khó tính" hơn, doanh nghiệp cần thường xuyên có những khảo sát nghiên cứu để nắm bắt và tự đổi mới để đáp ứng nhu cầu này.
Ở Việt Nam, việc đầu tư phát triển bao bì nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn so với các nước phát triển do nguồn lực của doanh nghiệp và của những đơn vị thiết kế, sáng tạo, nhà sản xuất bao bì... còn hạn chế. Chúng tôi luôn ghi nhận và trân trọng những phản hồi góp ý của người tiêu dùng về sản phẩm nói chung và bao bì mẫu mã nói riêng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hình ảnh của sản phẩm Việt.
Phóng to |
Ông Lê Quốc Trung, giám đốc điều hành Công ty Vinamit - Ảnh: TTD |
* Có một lần tôi đi siêu thị và thấy gian hàng giới thiệu nhiều sản phẩm mới của các DN khác nhau. Tôi có ghé lại xem một lúc và thấy ngay giữa các DN cũng có sự khác nhau trong việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
Có sản phẩm được DN giới thiệu và dùng thử rất tốt, nhưng cũng có DN làm tôi có cảm giác… tham gia cho có, đem con bỏ chợ vậy. Tôi biết là để có diện tích trong siêu thị là không dễ và không rẻ, một DN đi riêng chưa chắc thuê nổi, vậy mà bản thân DN lại không biết tận dụng. Vừa phí cơ hội, vừa phản tác dụng vì người tiêu dùng sẽ nhìn vào sự thờ ơ với chính “đứa con” của DN mà quyết định thái độ của riêng mình với sản phẩm đó. (Bùi quang huy, 27 tuổi, quanghuysoctrang@).
- Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao: Nhận xét của bạn thật chính xác và rất thiết thực. Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao mới đây cũng có làm một chương trình tương tự, hoặc có thể nhận xét của bạn đề cập đến chính chương trình này. Quả thật, có một vài doanh nghiệp chưa chăm chút đúng mức hình ảnh sản phẩm. Để cho người tiêu dùng thấy điều này một phần là trách nhiệm của DN, nhưng một phần cũng có trách nhiệm của nhà tổ chức. Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức hoạt động này nhằm hỗ trợ chung cho DN và tạo ra một mô hình tiếp thị chung sản phẩm mới.
Diện tích trong siêu thị dùng quảng bá sản phẩm luôn phải thuê rất đắt nhưng trong trường hợp này, cả hệ thống Coopmart lẫn BigC đều không thu tiền thuê mặt bằng (chúng tôi phải tranh thủ cảm ơn hai đối tác đã giúp đỡ quảng bá cho sản phẩm mới VN). Trong điều kiện đó, dù nhà tổ chức có cố gắng song vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng xin rút kinh nghiệm và cảm ơn bạn.
* Với các cháy từ 3 tuổi trở lên đã đạt chuẩn về cân nặng và chiều cao thì loại sữa nào tốt nhất cho các cháu (Hoa, 28 tuổi, thanhnhan1783)
- Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Vinamilk: Với các cháu bé từ 3 tuổi trở lên đã đạt chuẩn về cân nặng và chiều cao thì vẫn nên được tiếp tục duy trì khẩu phần theo khuyến nghị - tham khảo Tháp dinh dưỡng - vì giai đoạn đầu đời là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của bé.
Các cháu bé có thể uống sữa bột Dielac Anpha 456 (dành cho lứa tuổi 4 đến 6) hoặc sữa tươi; sau bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ có thể ăn sữa chua hoặc uống sữa chua uống Probi của Vinamilk, hoặc có thể ăn kem hoặc pho mai
Anh Chị có thể gởi thư trực tiếp đến Trung tâm tư vấn dinh dưỡng của Vinamilk để được tư vấn cụ thể cho bé (hoặc gởi email đến hộp thư vinamilk@vinamilk.com.vn).
Phóng to |
* Chú Trung Dân ơi, chú là người gắn bó với bà con nông dân và hiểu về đời sống của bà con nông dân. Ở nông thôn, hàng hóa còn khan hiếm, hàng Việt nói chung vẫn còn ít lắm. Con cũng không có nhiều thông tin về hàng Việt, nhiều khi muốn ủng hộ hàng Việt mà không biết sản phẩm nào tốt. Quảng cáo trên tivi thì toàn hàng ngoại. Làm thế nào để con có thông tin về hàng Việt hả chú?(Bùi Huỳnh Như, 19 tuổi, gauconmisa18@)
* Nghệ sĩ Trung Dân: Thông tin về hàng Việt đáng lẽ phải được ưu tiên, quảng bá trên thông tin truyền thông để những người tiêu dùng nông thôn tiếp xúc được thông tin sản phẩm. Nhưng hiện nay, ai cũng làm kinh tế cho nên việc thông tin đó bị hạn chế vì chi phí đăng quảng cáo cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, nhiều sản phẩm VN phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nông thôn nhưng lại không đến được với người dân. Theo tôi, doanh nghiệp nên thay đổi chiến lược kinh doanh và tập trung nhiều chương trình quảng bá về vùng sâu, vùng xa cho người tiêu dùng nông thôn hiểu và tiếp được sản phẩm chính hãng.
Trong bối cảnh thị trường, người tiêu dùng và doanh nghiệp đều tìm đến nhau chứ không thể đến từ một phía. Nếu không, cả hai bên đều bị thiệt thòi. 19 tuổi nên chắc bạn cũng sẽ có nhu cầu dùng mỹ phẩm, tôi khuyên bạn một số mỹ phẩm Việt cũng khá tốt như Thorakao, đây cũng là sản phẩm tôi thường sử dụng khi đi biểu diễn.
* Dự án sản phẩm mới phủ rộng, có hướng đến những sản phẩm mới do người nông dân làm ra? (Bùi Quang Thiện, 45 tuổi, quangthien@)
- Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao: Dự án phát triển sản phẩm mới của chúng tôi hiện đang tập trung hỗ trợ cho các DN hàng VN chất lượng cao vì những điều kiện gần gũi nhiều mặt.
Hiện nay, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao vẫn tiếp tục thực hiện dự án hỗ trợ phát triển đặc sản và sản phẩm làng nghề các địa phương, tập trung nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Qua dự án này, chúng tôi hỗ trợ cho việc đăng ký nhãn hiệu, thiết kế hệ thống nhận diện, xây dựng câu lạc bộ các nhà sản xuất là nông dân các tỉnh, và kết nối sản phẩm với hệ thống phân phối của TP.HCM. Tại các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn luôn có gian hàng đặc biệt bày bán sản phẩm mới của nông dân các tỉnh. Điều này có nghĩa, hiện nay, chúng tôi có hẳn một chương trình hỗ trợ cho sản phẩm mới của nông dân bằng các hành động cụ thể, dù dự án phát triển sản phẩm mới chủ yếu gồm các sản phẩm công nghiệp. Có nghĩa hai dự án đang được thực hiện song song trong thực tế.
* Tôi đi nhiều nước trên thế giới và so sánh thấy mẫu mã nữ trang của mình còn thua kém xa các nước. Mẫu mã trang sức VN còn rất quê, không sang trọng. Xin cho biết SJC đặt hàng thiết kế nữ trang của mình trong hay ngoài nước? Tôi nhận thấy nữ trang của SJC có thể đảm bảo về chất lượng nhưng về hình thức thì không bắt mắt. DN có nghĩ đến việc đầu tư cho mẫm mã hay không? (Lê Hiếu Ninh, 28 tuổi, ninhhieutntb@)
- Đạo diễn Đoàn Khoa: Tôi cũng đi khá nhiều nơi trên thế giới, cũng "khoái" ngắm đồ trang sức mặc dù không mua. Tôi cũng đồng ý với bạn về "gu" nữ trang của VN còn "quê" so với các nước. Nhưng may mắn cho tôi khi có dịp dàn dựng một chương trình phát giải những mẫu thiết kế nữ trang cho PNJ (Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận), tôi đã "ngỡ ngàng" trước những sản phẩm của họ.
Những sản phẩm này gồm 2 loại: một tự thiết kế, loại kia là gia công theo mẫu nước ngoài. Bạn sẽ không ngờ rằng rất nhiều mẫu nữ trang của các nhãn hiệu danh t
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận