Anh nhận xét tuyến cao tốc 4 làn xe hạn chế (đầu tư phân kỳ từ Cao Bồ đến Diễn Châu) không làm dải dừng xe khẩn cấp liên tục nên cảm thấy hẹp hơn đường có quy mô 4 làn xe đầy đủ, có dải dừng xe khẩn cấp liên tục.
Tuy nhiên, tuyến cao tốc này cũng không phải tệ như nhiều người ta thán.
Thực tế ở Nhật, để tiết kiệm đất đai và nguồn lực, nhiều tuyến cao tốc cho chạy 100km/h cũng chỉ đầu tư làn chạy xe rộng 3,5m như cao tốc 4 làn xe hạn chế mà Việt Nam mới làm chứ không làm làn chạy xe rộng 3,75m như cao tốc quy mô đầy đủ.
Do vậy, nhiều người Việt sang Nhật cảm thấy đường cao tốc của họ khá hẹp so với đường cao tốc quy mô 4 làn xe đầy đủ như TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hay Cầu Giẽ - Ninh Bình.
"Cao tốc 4 làn xe hạn chế, không có dải dừng xe khẩn cấp liên tục vẫn an toàn hơn quốc lộ vì không có đường ngang, không có xe máy. Do vậy, tôi thấy đi đừng cao tốc này vẫn khỏe và an toàn hơn quốc lộ.
Chỉ cần tập trung quan sát, xử lý tình huống sớm, cẩn thận lúc vượt xe và mọi người lái xe với suy nghĩ an toàn cho bản thân mình và người khác thì đi lại sẽ thuận lợi" - anh Hoàn nhận định thêm và nói rằng nhiều bất cập trên cao tốc hiện nay có phần do nhiều người chưa tạo được kỷ luật đi đường nên làm xấu tình trạng giao thông.
Chẳng hạn, chạy xe quá chậm so với tốc độ tối đa nhưng chiếm làn sát dải phân cách giữa, chạy song song với xe khác, chạy so le đồng tốc với xe ở làn bên cạnh và không tạo khoảng cách an toàn cho xe khác vượt, chuyển làn không an toàn, không duy trì khoảng cách an toàn với xe trước hoặc là nhiều xe cùng chạy dưới tốc độ tối đa 10-20km/h trên cùng một đoạn đường gây chậm cả đoàn xe phía sau.
Đây là những nguyên nhân gây ùn ứ, va chạm, tai nạn dẫn tới tắc đường.
Không thể làm đường chỉ phục vụ lễ, Tết
Anh Hoàn chia sẻ thêm các nước phát triển cũng không đầu tư đường đáp ứng lưu lượng xe ngày lễ nhưng dư thừa với ngày thường.
Nhật Bản, Hàn Quốc ngày lễ Tết đường cao tốc cũng tắc do lượng xe ra đường vào một thời điểm quá lớn so với thiết kế.
"Tại Đức, đường cao tốc gần các khu đô thị cũng ùn vào giờ tan tầm. Nhiều bạn bè tôi mùng 6 mới đi làm nhưng từ mùng 4, mùng 5 đã trở về Hà Nội và đi vào những khung giờ khác nhau để tránh ùn tắc. Đây là cách hợp lý thay vì tất cả cùng đổ ra đường" - anh Hoàn nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận