16/02/2014 03:51 GMT+7

Quy hoạch thành phố phải nghĩ đến xe đạp

LÊ NAM ghi
LÊ NAM ghi

TT - Ở Hà Lan tôi vẫn thường dùng xe đạp để di chuyển trong các thành phố. Ở VN, ngoài thời gian đi làm tôi vẫn dùng xe đạp để di chuyển trong khu vực quận 2 - nơi tôi sinh sống - cho các nhu cầu thư giãn, mua sắm. Các con tôi cũng dùng xe đạp để đi học, đi chơi ở đây.

* (Ý kiến phản hồi việc Thủ tướng chỉ đạo thí điểm xe đạp công cộng ở năm thành phố lớn)

Xe đạp công cộng: Nên làm trước vài điểm khu trung tâmThí điểm dịch vụ xe đạp công cộng tại 5 thành phốNhững thành phố xe đạp

2o5hwsnt.jpg
Ông Simon van der Burg thường chạy xe trong khu vực Q.2 (TP.HCM), nơi ông cùng gia đình sinh sống hiện nay - Ảnh: Lê Nam

Gần hai năm công tác tại VN, tôi thấy ngày càng nhiều người (thanh niên và cả người lớn tuổi) dùng xe đạp để di chuyển và dường như số người dùng xe đạp cho những chuyến du lịch, rèn luyện thể thao ngày càng nhiều.

"Người VN rất sáng tạo và trong quá khứ mọi người sử dụng xe đạp rất nhiều. Với kinh nghiệm vốn có này, tôi tin các bạn sẽ tìm ra cách để hóa giải khó khăn trong thời gian tới cho việc đi xe đạp nhằm giảm kẹt xe và cải thiện môi trường ở các thành phố lớn"

Ông Simon van der Burg

Cũng có người cho rằng xe đạp không thích hợp cho cuộc sống hiện đại nhưng tôi lại nghĩ khác. Tại Hà Lan và nhiều quốc gia khác, người dân trong các thành phố hiện đại cũng đi xe đạp. Có thể nói Hà Lan là quốc gia có tỉ lệ người sử dụng xe đạp cao, nhà nào cũng có vài chiếc xe đạp bên cạnh chiếc ôtô. Tại các thành phố trên khắp cả nước, xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu giải quyết được những vấn đề phát triển bền vững, sức khỏe và giải pháp di chuyển kinh tế. Ở Amsterdam hay The Hague có đến khoảng 70% chuyến đi đều thực hiện bằng xe đạp cho dù là trời nắng hay mưa, ngày hay đêm.

Trong các trường học của Hà Lan, các em học sinh cũng được học luật lệ giao thông liên quan đến đạp xe. Khoảng 10 tuổi các học sinh phải thực hiện các bài kiểm tra trên giấy cũng như kỹ năng chạy xe dưới sự kiểm tra và chứng kiến của cảnh sát địa phương. Xe đạp mà những trẻ em này sử dụng cũng được kiểm tra và cấp chứng nhận.

Ở Hà Lan, tại các bến xe lửa cũng được sắp xếp không gian để xây dựng các trạm cho thuê xe đạp với phương châm thuận tiện nhất để ai cũng có thể thuê. Nếu ai có thẻ lưu thông công cộng (public transport pass) thì chỉ cần trình ra và chọn xe để thuê. Nếu không có thẻ này thì chỉ cần đưa thẻ căn cước và đặt cọc một ít tiền là có thể thuê xe với giá khá rẻ tính theo giờ. Khi dùng xong, mọi người chỉ cần đến trạm xe đạp gần nơi mình nhất để trả xe.

Để có được thói quen đi xe đạp như ngày nay, chúng tôi đã xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng thân thiện với xe đạp. Ở mọi nơi đều có đường để xe đạp di chuyển hoặc chạy song song với đường ôtô hay chạy cùng đường ôtô nhưng có khoảng không và vạch ưu tiên cho người đi xe đạp. Cơ quan, trường học, bệnh viện, siêu thị... đều quy hoạch để xe đạp di chuyển thuận tiện nhất và dành diện tích để giữ xe. Nhiều nơi xây cả nhà cao tầng chỉ để dành giữ xe đạp. Các phương tiện công cộng lớn như xe buýt, xe lửa đều có chỗ và phương thức để giữ xe đạp cho hành khách...

Ở VN, theo tôi, để mọi người đi xe đạp công cộng tại các thành phố lớn còn nhiều việc phải làm. Lâu nay, các thành phố của VN chưa tạo nhiều điều kiện, khoảng không để hỗ trợ người đạp xe, khuyến khích mọi người đạp xe. Nhiều người cho rằng VN là quốc gia nhiệt đới không phù hợp để đạp xe nhưng tôi cho rằng khi chọn xe đạp hay bất cứ phương tiện di chuyển nào đều phải chấp nhận những hệ lụy kèm theo (đặc biệt là thời tiết thì càng không có nhiều lựa chọn). Tại Hà Lan, khi đạp xe chúng tôi phải đối phó với những cơn gió rất lớn và nhiều cơn mưa kèm theo gió quất vào rát cả mặt, vào người. Còn ở VN không có gió mạnh như Hà Lan nhưng phải đối diện với cái nắng.

Lợi ích của việc đi xe đạp trong các thành phố tại Hà Lan và các quốc gia khác đã ghi nhận những lợi thế nhất định về sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, để ngày càng nhiều người dân đi lại bằng xe đạp phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng thân thiện với xe đạp chẳng những bên trong mà cả bên ngoài các thành phố. Những người lên kế hoạch, quy hoạch cho thành phố phải luôn nghĩ đến các phương án giao thông, đi lại, trong đó có xe đạp và dành ưu tiên cho việc này. Chẳng hạn ngoài đường đi cho xe đạp phải có cả đèn hiệu giao thông cho xe đạp sao cho phù hợp với các phương tiện khác, đèn đường cho người đạp xe ban đêm, chỗ để xe. Mỗi khi có làm đường đi bộ, vỉa hè, trạm xe buýt, xe điện ngầm... phải nghĩ đến việc người dùng xe đạp có thể lưu thông qua lại đây và gửi xe được.

“Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm”

Người Hà Lan có khá nhiều kinh nghiệm trong việc quy hoạch đô thị, đường phố, bãi giữ xe, luật lệ giao thông có người đi xe đạp, trang thiết bị liên quan đến việc đưa xe đạp trở thành phương tiện đi lại phổ biến tại các thành phố lớn. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm này với các bạn. Chúng tôi có hẳn một tổ chức mang tên Dutch Cycling Embassy (website www.dutchcycling.nl, tạm hiểu là Tổ chức Đại sứ xe đạp Hà Lan), họ sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ những vấn đề liên quan đến việc dùng xe đạp công cộng. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm từ đây.

LÊ NAM ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên