Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2022
Quy định chính thức về nhiệm vụ, tổ chức của ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh
TTO - Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng - Ảnh: Quochoi.vn
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Ban Bí thư ký ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố.
Theo đó, ban chỉ đạo cấp tỉnh do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy thành lập, chịu trách nhiệm trước ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.
Về tổ chức bộ máy, trưởng ban chỉ đạo là bí thư tỉnh ủy, thành ủy. Các phó ban gồm phó bí thư thường trực tỉnh ủy, thành ủy; trưởng ban nội chính; trưởng ban tổ chức; chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; giám đốc công an. Trưởng ban nội chính là phó ban thường trực.
Các ủy viên gồm trưởng ban tuyên giáo; chánh văn phòng tỉnh ủy, thành ủy; chánh án TAND; viện trưởng Viện KSND; chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự, tư lệnh Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội, tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM; giám đốc sở tư pháp; chánh thanh tra; chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam; phó trưởng ban nội chính.
Ngoài thành phần, cơ cấu nêu trên, trường hợp thật cần thiết phải điều chỉnh thành viên ban chỉ đạo cấp tỉnh thì ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy báo cáo, xin ý kiến thường trực Ban Chỉ đạo trung ương trước khi quyết định.
Thường trực ban chỉ đạo gồm trưởng ban và các phó ban. Ban Nội chính là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo cấp tỉnh.
Về phạm vi, ban chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương.
Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Về nhiệm vụ cụ thể, ban chỉ đạo có các nhiệm vụ như chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định Đảng, pháp luật Nhà nước.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức Đảng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực và xử lý thông tin về vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp, kiến nghị...
Ban chỉ đạo có quyền hạn như yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo xem xét lại việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý khi có căn cứ cho rằng việc kết luận, xử lý chưa khách quan, chính xác, nghiêm minh.
Yêu cầu các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của địa phương kết luận, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại việc giải quyết hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng quy định Đảng, pháp luật Nhà nước.
Trong trường hợp cần thiết quyết định thành lập các tổ công tác liên ngành để chỉ đạo thực hiện, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương...
Quy định nêu rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực ban chỉ đạo cấp tỉnh; nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên ban chỉ đạo, trưởng ban chỉ đạo, phó ban chỉ đạo, cơ quan thường trực.
Quy định cũng nêu rõ ban chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo trung ương trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Ban Chỉ đạo trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương theo quy định.
-
TTO - Chiều tối 16-8, tỉnh Quảng Ninh khẳng định hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội là không đúng. Thực tế đây là hình ảnh ở khu vực Ao Tiên nằm trong phạm vi của Khu kinh tế Vân Đồn và bức ảnh này không đúng với hiện trạng tại khu vực Ao Tiên.
-
TTO - Năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc. Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.
-
TTO - Theo đơn tố cáo, "vào ngày 9-6, thầy T. đã gọi em ra ngoài hành lang để nói chuyện riêng". Linh cảm có điều bất an, sau đó đúng như dự đoán, "thầy bắt đầu động tay động chân, cầm tay, ôm từ phía sau"...
-
TTO - Lê Thị Bích Ngọc từng là một hot TikToker với hơn 39.000 lượt đăng ký theo dõi. Trước khi bị bắt, Ngọc vẫn thường xuyên đăng tải những video khoe nhan sắc của mình trên tài khoản TikTok cá nhân, dù đang... bị truy nã.
-
TTO - Ban Bí thư quyết định cách chức phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đối với ông Võ Ngọc Thành, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận