Gỗ ở rừng phòng hộ Nam Sông Bung (huyện Nam Giang) bị triệt hạ - Ảnh: LÊ TRUNG
Theo đó ông Thanh yêu cầu các huyện miền núi khẩn trương điều tra, rà soát và báo cáo tỉnh trước ngày 20-4 về số lượng, địa điểm, tình trạng pháp lý và chủ các cơ sở cưa xẻ, gia công, chế biến gỗ hoạt động trên địa bàn.
Thống kê những cơ sở hoạt động không đúng quy định, nêu rõ nguyên nhân tồn tại của các cơ sở vi phạm và phải dừng hoạt động, di dời đến vị trí đúng quy định trước ngày 30-6, đồng thời yêu cầu chủ các cơ sở cam kết không sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp.
Không cấp mới hoặc đề nghị cấp mới thêm các cơ sở cưa xẻ gỗ, gia công, chế biến gỗ trên địa bàn.
Ông Thanh yêu cầu Sở NN&PTNT tham mưu tỉnh thành lập tổ công tác kiểm tra thực trạng các xưởng cưa xẻ gỗ, làm rõ những cơ sở có mối quan hệ với người thân đang công tác trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo Chi cục trưởng kiểm lâm lập bản cam kết và tổ chức cho các cán bộ ký cam kết không có bất kỳ hành vi nào vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, tiếp tay, dung túng, bao che cho các đối tượng phá rừng.
Một cây cổ thụ bị đốn hạ - Ảnh: LÊ TRUNG
Ngoài ra chỉ đạo chi cục kiểm lâm điều chỉnh, bố trí lại các trạm, chốt kiểm soát lâm sản, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong kiểm soát lâm sản.
"Đề nghị công an tỉnh lập chuyên án điều tra, triệt phá các đường dây buôn bán lâm sản trái phép, đặc biệt các đầu nậu tại miền núi" - ông Thanh yêu cầu.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, trong tháng 3-2018, liên tục xảy ra 2 vụ phá rừng phòng hộ nghiêm trọng ở huyện Đông Giang và Nam Giang (Quảng Nam) với hàng chục cây gỗ bị lâm tặc đốn hạ, xẻ phách vận chuyển ra ngoài.
Chi cục kiểm lâm tỉnh vừa tạm đình chỉ công tác đối với 6 cán bộ kiểm lâm sau khi xảy ra những vụ phá rừng này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận