Vùng miền núi huyện Minh Hóa, nơi Vua Hàm Nghi từng đóng quân, đang đổi thay từng ngày - Ảnh: L.GIANG
Theo đó, từ ngày 25-9-2020, UBND tỉnh nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực đã được khoanh vùng bảo vệ.
Trong trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất ở di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh này, phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ tịch UBND tỉnh. UBND huyện Minh Hóa, xã Hóa Sơn và Sở VHTT Quảng Bình thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử nói trên theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ này nằm chủ yếu trên địa bàn xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa. Theo cứ liệu lịch sử, Hóa Sơn xưa còn có tên gọi khác là thung lũng Ma Rai, với địa thế hiểm trở, được bao quanh bởi những lèn núi đá vôi dựng đứng, nên cuối năm 1885 vua Hàm Nghi và các tướng lĩnh đã đến nhiều vùng núi thuộc huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa bây giờ, cuối cùng là đóng căn cứ tại xã Hóa Sơn để lãnh đạo phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp.
Minh Hóa trở thành trung tâm đầu não, là kinh đô kháng chiến của phong trào Cần Vương trên đất Quảng Bình. Đến đầu năm 1886, vua Hàm Nghi đã rút quân khỏi Hóa Sơn, ra bên ngoài để thuận lợi hơn cho việc mở rộng lực lượng và kháng chiến lâu dài…
Theo UBND huyện Minh Hóa, hiện huyện đang khảo sát những dấu tích nơi vua Hàm Nghi từng đặt chân đến để có kế hoạch đầu tư cho du lịch văn hóa lịch sử. Trước mắt là đặt tại những nơi có dấu tích bia tưởng niệm.
Riêng ở xã Hóa Sơn sẽ có hai địa điểm cần đặt bia và xây dựng khu di tích. Là thôn Đặng Hóa, nơi vua Hàm Nghi đã ở, và tại vùng eo Lập Cập, nơi diễn ra trận chiến thắng của quân nhà vua với sự giúp sức của người dân bản địa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận