Giáo sư William Burke White - Ảnh: ĐH Pennsylvania |
Ông cũng khẳng định cách mà các bên liên quan hành động sau phán quyết đáng chú ý hơn nhiều so với phán quyết ngày 12-7.
Theo giáo sư White, Bắc Kinh dù từ chối tham gia phiên tòa cũng như các phán quyết liên quan, nhưng có thể ngầm chấp nhận các nguyên tắc này thông qua sự thay đổi dần trong thái độ và hành vi cư xử.
“Trung Quốc có thể hạ giọng trong các tuyên bố chủ quyền xuất phát từ các đảo mới tạo lập hoặc các bãi đá trong khu vực. Trong lúc di chuyển trên vùng biển quốc tế, Trung Quốc cũng có thể “dễ tính” hơn với các tàu cá của nước khác trong khu vực.
Trung Quốc thậm chí có thể làm chậm lại tiến trình xây dựng các căn cứ quân sự trong khu vực” - giáo sư White viết trên CNN.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể sẽ chọn một phản ứng mang tính đối đầu hơn, đó là bác bỏ không chỉ phán quyết của Tòa trọng tài mà còn là các nguyên tắc pháp lý cơ bản của UNCLOS.
Khi đó, Bắc Kinh sẽ “gia tăng các hoạt động quân sự tại Biển Đông, tăng cường xây đảo và giở giọng hung hăng hơn nữa trong quan hệ với Philippines, Việt Nam và các quốc gia khác”.
Tất nhiên Trung Quốc có thể phớt lờ phán quyết, nhưng làm như vậy sẽ chỉ phản tác dụng.
Với tư cách là một nước lớn, Trung Quốc cần được nhìn nhận với hình ảnh là một người tuân thủ pháp luật, chứ không phải kẻ phá luật, cũng như là người đem lại cơ hội kinh tế chứ không phải những mối đe dọa về an ninh.
“Điều các quốc gia nên làm hiện nay là nắm chắc các nguyên tắc trong phán quyết, cho Trung Quốc thời gian tự điều chỉnh hành vi và thu hẹp các tuyên bố chủ quyền của mình.
Có như vậy, ổn định chính trị trong khu vực và luật pháp quốc tế mới được duy trì” - giáo sư người Mỹ, người từng làm việc trong nhóm tư vấn về chính sách đối ngoại cho cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận