22/09/2023 09:33 GMT+7

Phòng cháy: 'Thấy kiềng canh nóng thổi cả rau nguội'

Cộng đồng đang chung tay giúp những gia đình nạn nhân sau thảm họa cháy ở Hà Nội, cơ quan chức năng quyết liệt thực thi các biện pháp phòng ngừa.

Người dân ở chung cư chọn mua thang dây loại 95.000 đồng/m tại cửa hàng bán thiết bị bảo hộ trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, TP.HCM  - Ảnh: T.T.D.

Người dân ở chung cư chọn mua thang dây loại 95.000 đồng/m tại cửa hàng bán thiết bị bảo hộ trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Mặt nạ chống khói, bình chữa cháy, thang dây thả chậm… đang có sức mua "nóng" hơn bao giờ hết. "Cầu" vượt quá "cung" như hiện nay. Nhiều nơi phải tạm thông báo "hết hàng" hoặc "chờ nhập". Người muốn mua phải đặt trước và ngày giao cũng chưa ấn định được.

Cũng rất bình thường với quy luật thị trường mỗi khi sức tiêu thụ gia tăng đột biến. Nhưng việc một số nơi đã lợi dụng lý do khan hiếm nhằm "thổi giá", "găm hàng" chờ giá cao hơn mới bán ra. Đi tìm một mặt nạ chống khói, tôi đã phải đi năm cửa hàng ở nhiều quận khác nhau của TP.HCM. Do có biết giá các mặt hàng PCCC nên khi mua đợt này thấy giá tăng quá cao so với trước. Nhiều người đã đặt mua, chấp nhận giá cao (hoặc có thể người mua không biết giá thật của các mặt hàng này).

Phòng cháy nổ, không nên vội vã và không chỉ lùng sục mua các loại hàng để thoát cháy. Tầm soát những nơi có nguy cơ trong ngôi nhà, căn phòng mình ở, tầng hầm chung cư… để phòng cháy chính là việc quan trọng nhất, cần làm ngay. Đó cũng là cách cùng nhau thay đổi nhận thức về PCCC.

Tuần qua, một số điểm giữ xe, nhà xe chung cư đã quyết không cho người đi xe điện sạc điện ở nơi trước đây họ vẫn được sạc. Cư dân nhiều chung cư tranh luận dữ dội do nghi ngờ xe điện là nguyên nhân gây ra vụ cháy ở Hà Nội. Ban quản lý các chung cư buộc phải chọn cách yêu cầu chủ xe điện phải mang bình ắc quy đi đâu sạc thì tùy, miễn không phải ở tầng hầm.

Đây là cách nghĩ, cách làm thiếu cả tình lẫn lý và thiếu chuyên nghiệp, vì muốn nhẹ gánh trách nhiệm cho mình mà chuyển cái khó sang vai người khác. Tại sao không nghĩ đến việc hướng dẫn sạc điện cho xe an toàn hơn, làm ổ sạc riêng cho xe với dây chịu tải tốt hơn cũng là cách phòng cháy rất tốt.

Và cũng nên xem lại những nguy cơ gây cháy khác từ những xe máy bị chảy xăng, hư bình, hỏng điện... và thói quen vứt tàn thuốc, bật hộp quẹt nơi dễ phát cháy (hầm xe chẳng hạn).

Thành ủy Hà Nội: Người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy thiệt hại về ngườiThành ủy Hà Nội: Người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy thiệt hại về người

Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại thủ đô trong tình hình mới vừa được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng ký.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên