Dệt may là một trong những ngành hàng được kỳ vọng hưởng lợi từ EVFTA - Ảnh: T.V.N
Triển khai về công tác chuẩn bị thực hiện EVFTA, Bộ Công thương cho biết theo quy định, Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai, sau tháng mà các bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý tương ứng để hiệp định này có hiệu lực. Các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một ngày khác để đưa Hiệp định vào thực thi.
Do đó, không những quyết liệt tập trung hoàn tất cơ sở pháp lý để tiến tới phối hợp với EU tổ chức thực thi hiệp định một cách hiệu quả, Bộ Công thương cho hay sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn cần phải giải quyết trong thời gian tới, gồm: hoàn tất cơ sở pháp lý, phối hợp với EU để thúc đẩy và vận hành hiệp định, tổ chức và triển khai hiệp định trong năm 2020.
Theo đó, đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ Công thương yêu cầu các vụ, cục trực thuộc phải tạo mọi điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, giảm thiểu thủ tục hành chính, đánh giá những tác động cụ thể tới từng nhóm mặt hàng, ngành nghề, cùng những lợi thế cạnh tranh, cơ hội mà từng thành phần có thể tiếp cận từ hiệp định...
Đối với Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, ngoài việc cụ thể hóa được đặc điểm chỉ dẫn địa lý từng thị trường trong khu vực, Bộ Công thuơng cũng lưu ý cần có định hướng rõ cho cộng đồng doanh nghiệp những quy định, quy chuẩn về chỉ dẫn địa lý và sức ép cạnh tranh mà doanh nghiệp đối mặt khi thực hiện hiệp định.
Riêng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương đề nghị làm rõ cơ chế vai trò của các cơ quan đầu mối trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện cơ chế, chính sách thực thi hiệp định để báo cáo Thủ tướng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận