Phóng to |
Phó thủ tướng Nguyên Sinh Hùng : "Tôi yên tâm với dự án đường sắt cao tốc" - Ảnh: Việt Dũng |
“Tôi yên tâm với dự án đường sắt cao tốc”
Đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) hỏi: Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trả lời chất vấn, phó thủ tướng có yên tâm với dự án đường sắt cao tốc không?
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Tôi yên tâm với dự án này, chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc. Cũng có ý kiến bảo rằng dự án này dài, kéo đến mấy chục năm. Làm mấy chục năm nhưng chia ra thành từng đoạn, mỗi đoạn làm trong thời gian ngắn. Chúng ta làm việc này nhưng không dừng những việc khác lại. Đường bộ, đường nông thôn, đường đê ven biển chúng ta cũng phải làm, đầu tư và nâng cấp.
Vấn đề các đại biểu đặt ra là tiền, tiền đâu để làm dự án, tôi không lo lắng lắm về vấn đề này, GDP của nước ta những năm qua cũng ổn và dự kiến đến năm 2050 GDP cũng khả quan. Chúng ta phải phấn đấu đến năm 2050 Việt Nam là nước công nghiệp phát triển, đất nước này phải đi như vậy. Công việc làm là phải làm.
20 năm nữa còn tình trạng cúp điện tràn lan?
Đại biệu Dương Trung Quốc: ODA là một khoản vay của một nước giàu dành cho nước nghèo, khi một nước cho nước khác vay vốn ODA thì họ cũng có những ràng buộc, điều kiện nhất định. Việc vay vốn ODA là cần thiết nhưng chỉ là tạm thời. Việc ngưng vay vốn ODA còn thể hiện lòng tự trọng và danh dự của một quốc gia. Dự án đường sắt cao tốc sắp tới chúng ta cũng vay vốn ODA, Chính phủ có lộ trình và thời điểm về việc vay vốn ODA hay không, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Nếu tính đến sự phát triển, lấy phát triển đem lại lợi ích tổng hợp thì vốn ODA được đánh giá là có kết quả. Việc vay vốn ODA có lộ trình, thời điểm nhất định không, tôi xin trả lời là chúng ta phải tính và tranh thủ nguồn vốn ODA càng nhiều càng tốt. Chúng ta phải tính những lộ trình có tính chiến lược vì mình phải trả nợ. Chúng ta phải quản lý nó vì tổng thể lại đó là nợ quốc gia. |
Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đặt vấn đề từ nhiều năm nay tình trạng cắt điện luân phiên xảy ra khá phổ biến trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân và tình hình phát tiển kinh tế. Cử tri rất bức xúc vấn đề này, Quốc hội cũng phản hồi nhiều nhưng tình hình chưa được cải thiện mà còn căng thẳng hơn. Vậy nguyên nhân là do đâu và trách nhiệm thuộc về ai?
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nêu câu hỏi nếu tình trạng cúp điện như thế này không có cách giải quyết, những năm tới và 20 năm nữa thì sao, việc cúp được không chỉ ảnh hương đến đời sống nhân dân mà ảnh hưởng đến cả chỉ tiêu kinh tế của quốc gia. Chính phủ giải quyết thế nào?
Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) chất vấn: Vì sao kinh tế phát triển, GDP tăng, thu ngân sách tăng mà người dân vẫn phải chịu cảnh mất điện luân phiên, chúng ta có cả một kịch bản biến đổi khí hậu mà khi xảy ra sự việc thì lại đổ lỗi cho thời tiết?
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải đáp: "Trong những năm qua chúng ta đã nỗ lực rất cao. Tốc độ tăng trưởng của ngành điện 13% - 15%. Sắp tới Chính phủ quyết liệt chỉ đạo nâng mức dự phòng lên 16%. Tăng trưởng cao nhưng vẫn thiếu điện, điều đó có nhiều nguyên nhân: chậm trong việc đổi mới trang thiết bị điện trong tiêu dùng, máy móc trong sản xuất, hiện những thiết bị vừa lạc hậu, vừa hao tốn năng lượng vẫn được sử dụng. Chúng ta có chương trình thay đổi nhưng không làm được ngay. Một nguyên nhân nữa là việc tiết kiệm điện từ xã hội, các hộ gia đình, công sở chưa có hiệu quả cao, ý thức sử dụng điện chưa thật sự tốt. Ngoài ra cũng có nguyên nhân khách quan, ví dụ trong mùa này thủy điện không có nước để hoạt động".
Ông khẳng định giải pháp là sắp tới sẽ tổ chức lại ngành điện: đầu tư, phân phối, bán điện, từng bước thị trường hóa nguồn cung cấp này, sắp tới chúng ta tính toán vấn đề điện hạt nhân… Quyết tâm của Chính phủ là bảo đảm nguồn năng lượng, đồng thời bảo đảm chính sách tiết kiệm điện sao cho hiệu quả.
Phóng to |
Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) tại phiên chất vấn Quốc hội sáng nay 12-6 - Ảnh: Việt Dũng |
Ông nói thêm: "Đại biểu Cuông hỏi trách nhiệm thiếu điện là ở đâu, tôi xin trả lời trách nhiệm là ở Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và những người giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ, các bộ, đặc biệt là Bộ Công thương".
Cho thuê rừng: không phải muốn rút giấy phép là rút
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nêu vấn đề: vừa qua có việc các địa phương quyết định cho thuê gần 400.000ha rừng, chính phủ không nắm rõ việc này, đến khi các vị lão thành cách mạng biết và cung cấp thông tin thì mới ngăn chặn. Ngoài Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì vấn đề này còn thuộc trách nhiệm của bộ nào?
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói: Về vấn đề này các địa phương làm đúng luật, địa phương được phân cấp, phân quyền làm việc này. Tuy nhiên khi rà lại thấy có vấn đề, phân tích luật này, luật kia, hiện tại, tương lai, và thực tế ở Việt Nam, Chính phủ chỉ đạo rà soát lại. Việc rút giấy phép cũng không đơn giản, việc này phải thực hiện theo đúng pháp luật, việc có rút giấy phép hay không chúng ta phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chúng ta khuyến khích đầu tư trong nước nhưng không cản trở nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ làm thận trọng, cách xử lý của chúng ta là phải thận trọng.
Phóng to |
Đại biểu Dương Trung Quốc - Ảnh: Việt Dũng |
Đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề: Các cụ xưa thường nói: “Quan chức cũng như rường cột của xã tắc”, rừng là tài nguyên vàng của quốc gia, khi các quan chức biện hộ việc địa phương có quyền giao đất rừng cho nước ngoài thuê, Chính phủ có xem xét xử lý những cán bộ cấp phép này không nếu họ làm sai? Trách nhiệm của Chính phủ ra sao với việc này?
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Sắp tới sẽ tiến hành điều tra, thanh tra, xem xét và xử lý trên cả nước. Ai sai thì phải xử lý trách nhiệm, việc xử lý đến mức nào thì tùy trường hợp cụ thể mới tính được. Nếu các vị đó làm đúng mà luật pháp có vấn đề thì chúng tôi sẽ trình quốc hội xem xét, sửa luật.
SCIC tăng quỹ lương, khai thêm giờ làm, có phải là tham nhũng? Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nêu vấn đề SCIC là một công ty thuộc Bộ Tài chính, công ty này chỉ có 130 cán bộ, nhân viên nhưng lại khai là 180 người để được duyệt tăng số lương. Việc khai tăng quỹ lương, khai thêm giờ làm việc có phải là tiêu cực và tham nhũng không? Ai chịu trách nhiệm về việc này? Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Theo kế hoạch, công ty này tuyển 180 người nhưng thực tế là 130 người thì chi theo quỹ lương thực tế, chứ không phải lấy lương kế hoạch chi cho lương thực tế. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải trình thêm: Về việc này, khi xây dựng kế hoach năm 2008 công ty dự định tuyển dụng 180 nhân viên nhưng không tuyển được số đó, và trong thời gian đó lại có 11 người chuyển đi. Chúng tôi trích quỹ lương là 180 người, khoản chênh lệnh thực tế được đưa vào quỹ dự phòng tiền lương. Khoản chênh lệnh 3,8 tỉ đồng vẫn treo ở đó, không chi cho ai. Chúng tôi nhận thiếu sót là trong thông tư có quy định khi có biến động trên 5% thì phải có báo cáo, chúng tôi không báo cáo về việc này và đã có công văn gửi các đơn vị liên quan. Ông Ngô Văn Minh trao đổi lại việc này đề nghị phó thủ tướng chỉ đạo SCIC làm việc với Tổng kiểm toán Nhà nước xem ai đúng ai sai. |
Tin, bài liên quan:
Đề nghị xem xét tín nhiệm Bộ trưởng Cao Đức PhátCăng thẳng chuyện cho nước ngoài thuê đất trồng rừngCả xã hội nhức nhối với games bạo lựcToàn văn phiên chất vấn Bộ trưởng Vũ Văn NinhToàn văn phiên chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa DũngXem toàn văn nội dung buổi chất vấn Bộ trưởng Cao Đức PhátDân đu dây qua sông, “ông” giao thông không biếtBộ trưởng Vũ Văn Ninh: “Chúng ta sử dụng nợ công hiệu quả”Phiên chất vấn buổi chiều: vấn đề nào cũng nóng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận