Thứ 3, ngày 16 tháng 8 năm 2022
Philippines: Trung Quốc tăng thêm 100 tàu đến gần Trường Sa
TTO - Lực lượng đặc nhiệm của Philippines phụ trách Biển Đông (NTF) cho biết trong lần tuần tra ngày 9-5, nước này vẫn nhìn thấy 287 tàu Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa, tức tăng gần 100 tàu so với hồi tháng 3-2021.
Đài ABS-CBN News ngày 12-5 dẫn lời lực lượng NTF mô tả các tàu "dân quân biển" Trung Quốc đi thành các nhóm lớn ở những hòn đảo nhân tạo do nước này bồi đắp trái phép trên Biển Đông, trong khi một số xuất hiện gần những khu vực 'do Manila chiếm'. Khoảng 34 tàu có mặt tại đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc và Philippines cũng đưa ra yêu sách đối với thực thể này.
Ngoài ra, 2 tàu chiến trang bị tên lửa lớp Houbei cũng xuất hiện gần đá Vành Khăn.
Có thể thấy số tàu Trung Quốc tăng đáng kể so với hồi tháng 3-2021 khi Philippines phát hiện khoảng 200 tàu gần đá Ba Đầu, đẩy căng thẳng leo thang 2 tháng qua. Philippines, với sự ủng hộ của Mỹ, liên tục phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút tàu. Tuy nhiên Trung Quốc cho rằng các tàu này chỉ đang tránh thời tiết xấu.
"Vụ việc này cùng với việc tiếp tục xâm nhập trái phép của các tàu nước ngoài gần các đảo do Philippines quản lý đã được đệ trình lên các cơ quan liên quan để có thể có các hành động ngoại giao" - NTF thông báo.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin ngày 12-5 cho biết Manila đang xem xét tiếp tục có động thái phản đối hay không. "Đây là điều cần thiết vì không thể bỏ qua bất kỳ sự việc nào" - Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Locsin.
Phát ngôn viên của tổng thống Philippines, ông Harry Roque, ngày 11-5 đưa ra tuyên bố tranh cãi rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc đang bị thổi phồng quá mức. Ngay lập tức, ông Locsin đã "bật" lại ông Roque không nên can thiệp vào công việc của Bộ Ngoại giao.
Việt Nam đã liên tục theo dõi tình hình tại đá Ba Đầu và ra tuyên bố nêu rõ quan điểm về vấn đề.
Trong cuộc họp báo ngày 25-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh hoạt động của tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu nằm trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện UNCLOS 1982, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Thu Hằng nhấn mạnh.
Tinh thần của tuyên bố này tiếp tục được lặp lại trong cuộc họp báo ngày 8-4. Về câu hỏi tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung diễn tập tại Trường Sa, bà Thu Hằng khẳng định: "Quân đội Việt Nam duy trì các hoạt động huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực nhằm mục tiêu sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc".
-
TTO - Chiều tối 16-8, tỉnh Quảng Ninh khẳng định hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội là không đúng. Thực tế đây là hình ảnh ở khu vực Ao Tiên nằm trong phạm vi của Khu kinh tế Vân Đồn và bức ảnh này không đúng với hiện trạng tại khu vực Ao Tiên.
-
TTO - Năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc. Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.
-
TTO - Theo đơn tố cáo, "vào ngày 9-6, thầy T. đã gọi em ra ngoài hành lang để nói chuyện riêng". Linh cảm có điều bất an, sau đó đúng như dự đoán, "thầy bắt đầu động tay động chân, cầm tay, ôm từ phía sau"...
-
TTO - Lê Thị Bích Ngọc từng là một hot TikToker với hơn 39.000 lượt đăng ký theo dõi. Trước khi bị bắt, Ngọc vẫn thường xuyên đăng tải những video khoe nhan sắc của mình trên tài khoản TikTok cá nhân, dù đang... bị truy nã.
-
TTO - Ban Bí thư quyết định cách chức phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đối với ông Võ Ngọc Thành, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận