Phóng to |
Ảnh minh họa siêu Trái đất HD40307g và ngôi sao mẹ HD40307 - Ảnh: KSDK |
Theo Space Daily ngày 9-11, siêu Trái đất mới - được đặt tên HD40307g - là một trong ba siêu Trái đất được phát hiện quay quanh một ngôi sao gần đó có tên gọi HD 40307. Đây là một ngôi sao lùn nhỏ hơn và ít sáng hơn Mặt trời, nằm cách chúng ta khoảng 42 năm ánh sáng.
Điều thú vị nhất của các hành tinh mới này là chúng nằm cách ngôi sao mẹ ở khoảng cách tương tự khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời, và nặng gấp ít nhất bảy lần Trái đất.
Nhóm nghiên cứu cho biết hành tinh này có thể quay trên trục của nó trong quỹ đạo, có thể tạo ra một chu kỳ ngày/đêm và một môi trường giống như Trái đất.
“HD 40307 là một ngôi sao lùn hình thành khá lâu và yên tĩnh, vì vậy không có lý gì một hành tinh như vậy lại không duy trì một môi trường giống như Trái đất” - Guillem Anglada-Escude thuộc ĐH Gottingen, một trong các tác giả nghiên cứu, nói.
Cho đến nay, các nhà thiên văn học đã phát hiện hơn 840 hành tinh quay quanh các ngôi sao khác ngoài hệ Mặt trời, một số ít trong số các hành tinh này là siêu Trái đất nằm trong vùng có thể ở được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận