28/09/2016 10:06 GMT+7

Phát hiện sao chổi "mất tích" bí ẩn cả thế kỷ

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Sao chổi C/2016 R3 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1915 nhưng đột ngột biến mất không dấu vết ngay sau khi nó được đưa vào tài liệu nghiên cứu.

Hình ảnh ngôi sao chổi mất tích được các nhà thiên văn học Nga phát hiện - Ảnh: SLOOH
Hình ảnh ngôi sao chổi mất tích được các nhà thiên văn học Nga phát hiện - Ảnh: SLOOH

Mới đây, các nhà nhà thiên văn học Nga tuyên bố họ đã tìm thấy C/2016 R3, tức gần 100 năm sau khi nó biến mất.

Theo Sputnik News ngày 27-9, nhà thiên văn học Gennady Borisov phát hiện ra một sao chổi khi đang nghiên cứu bằng đài quan sát toàn cầu Slooh hôm 11-9.

Sau đó do nó tiến quá gần Mặt trời, Borisov không quan sát tiếp được nhưng ông và các đồng nghiệp tin rằng nó chính là C/2016 R3 mất tích 100 năm trước.

Ông cho biết C/2016 R3 đang tiến nhanh về phía Mặt trời và sẽ đạt điểm cận nhật (điểm gần nhất với Mặt trời) vào ngày 12-10 tới.

"Chúng tôi không biết liệu sao chổi này có thể "sống sót" hay không khi di chuyển quanh Mặt trời; nếu có cũng sẽ rất khó chụp ảnh nó nhưng chúng tôi sẽ thử", nhà thiên văn học Paul Cox ở đài quan sát Slooh nói. 

Video clip về sao chổi C/2016 R3 vừa được phát hiện - Nguồn: YOUTUBE

Ông cũng cho biết thời điểm duy nhất để nhìn thấy sao chổi này là trong vòng 30 phút trước bình minh. 

Nhà thiên văn học Gennady Borisov đang công tác tại Viện thiên văn học Sternberg ở Matxcơva, Nga. Trước đó ông đã phát hiện 4 sao chổi và 1 tiểu hành tinh.

TƯỜNG VY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên