Trong một thông cáo được phát đi vào ngày 9-11, các nhà nghiên cứu từ NTU cho biết các nanoagents được tạo ra này có thể theo dõi và "khóa" các mô bệnh trong cơ thể như các tế bào ung thư và gửi lại các tín hiệu gần hồng ngoại có thể được nhận và giải thích bằng thiết bị hình ảnh chuẩn.
Khi được thử nghiệm trên chuột, phương pháp này cung cấp kết quả từ 20 đến 120 lần nhạy cảm hơn so với các phương pháp chụp quang học hiện tại và nhanh hơn 10 lần trong việc hiển thị mô bệnh.
Được xuất bản gần đây trong tạp chí khoa học Nature Biotechnology, phương pháp mới này của các nhà nghiên cứu Singapore có thể dẫn tới các ứng dụng tiềm năng trong tương lai trong phẫu thuật hướng dẫn bằng hình ảnh và theo dõi tác động của thuốc đang chờ được cấp phép.
Phó giáo sư Pu Kanyi thuộc Trường Kỹ thuật Hóa chất và Kỹ thuật Y sinh của NTU, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: "Các nano polymer mới đã được thiết kế và chế tạo có thể mang lại nhiều hứa hẹn cho các ứng dụng lâm sàng. Nhờ phương pháp này mà các bác sĩ có thể phát hiện các mô bệnh nhanh hơn các kỹ thuật hình ảnh quang học hiện tại, và an toàn hơn nhiều khi sử dụng".
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện mới mẻ này có thể dẫn tới công nghệ cho phép các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh sớm hơn hiện nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận