17/04/2024 05:11 GMT+7

Phát hiện mèo bơi như cá và 700 loài trong rừng ngập mặn Campuchia

Rái cá mũi lông, mèo cá, khỉ đuôi dài... được tìm thấy trong rừng ngập mặn ở Campuchia khiến các nhà sinh học bối rối.

Một con mèo cá ở khu bảo tồn động vật hoang dã Peam Krasop - Ảnh: Fauna & Flora/FCEE

Một con mèo cá ở khu bảo tồn động vật hoang dã Peam Krasop - Ảnh: Fauna & Flora/FCEE

Theo The Guardian, các nhà sinh vật đã tiến hành một trong những cuộc khảo sát quy mô lớn nhất ở rừng ngập mặn thuộc khu bảo tồn Peam Krasop và khu bảo tồn Koh Kapik Ramsar liền kề tại Campuchia. Họ kinh ngạc khi phát hiện số lượng lớn động vật hoang dã đang sống nơi đây.

Stefanie Rog, trưởng nhóm khảo sát, cho biết: "Chúng tôi đã tìm thấy 700 loài khác nhau trong khu rừng ngập mặn này, nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng chúng tôi thậm chí còn chưa khám phá được bề mặt. Nếu có thể khảo sát khu vực này sâu hơn nữa, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều hơn gấp 10 lần, tôi chắc chắn".

"Chúng tôi thậm chí tìm thấy những con cá nhồng, cá hồng và cá mú non. Đây rõ ràng là nơi sinh sản quan trọng của các loài cá, là nguồn thực phẩm cho cộng đồng địa phương và nguồn cung cấp cho nghề cá thương mại", Rog cho biết.

Một ví dụ điển hình về loài lạ được tìm thấy ở rừng ngập mặn này là loài mèo cá Prionailurus viverrinus. Rog chia sẻ: "Rất hiếm khi nhìn thấy một con mèo cá và chúng tôi chỉ phát hiện chúng nhờ bẫy ảnh".

Những con rái cá lông mượt trong rừng ngập mặn - Ảnh: Fauna & Flora/FCEE

Những con rái cá lông mượt trong rừng ngập mặn - Ảnh: Fauna & Flora/FCEE

Lớn hơn một chút so với giống mèo nhà, mèo cá có thân hình mạnh mẽ, chân tay ngắn và thân hình chắc nịch. Không như hầu hết các loài mèo khác, chúng rất hào hứng khi bơi lội. Các ngón chân trước của chúng có một phần màng và các móng vuốt nhô ra, hỗ trợ khả năng bắt mồi, chủ yếu là cá và chuột.

Một loài động vật thậm chí còn hiếm hơn, rái cá mũi lông (Lutra sumatrana), cũng được bẫy ảnh ghi nhận ở một số khu vực của rừng ngập mặn. Rog cho biết đây là loài rái cá hiếm nhất ở châu Á và đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ở đây 74 loài cá, 150 loài chim, trong đó 15 loài được Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp vào nhóm bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

"Rừng ngập mặn rất đẹp, trù phú, huyền bí và có rất nhiều sự sống. Tôi biết rằng vẫn còn rất nhiều điều cần khám phá, rằng vẫn còn một thế giới khác đang chờ khám phá thêm", Rog bày tỏ.

Rừng ngập mặn Peam Krasop: nhóm khảo sát đã phát hiện 700 loài bao gồm 74 loài cá trong vùng nước ven biển - Ảnh: FFI R5/Steph Baker/Fauna & Flora

Rừng ngập mặn Peam Krasop: nhóm khảo sát đã phát hiện 700 loài bao gồm 74 loài cá trong vùng nước ven biển - Ảnh: FFI R5/Steph Baker/Fauna & Flora

Thế giới mất 40% diện tích rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn tạo thành những dải đất hẹp có nhiều cây cối rậm rạp trên bờ biển ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ đất đai và cư dân khu vực.

Chúng làm chậm quá trình xói mòn đất ra biển và bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi lũ lụt và bão; bẫy carbon hiệu quả hơn nhiều so với các loại rừng khác và đóng vai trò là nơi ẩn náu cho nhiều loài động vật tuyệt đẹp.

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, thế giới đã mất khoảng 40% diện tích rừng ngập mặn, thường bị chặt phá để nhường chỗ cho các khu nghỉ dưỡng hoặc nông nghiệp.

Ba đời ươm mầm xanh, giữ rừng ngập mặnBa đời ươm mầm xanh, giữ rừng ngập mặn

Trên tường căn nhà do ban quản lý rừng xây treo đầy giấy khen, bằng khen thành tích phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn của ba đời một gia đình giữ rừng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên