14/02/2025 08:21 GMT+7

Phân cấp, phân quyền để khơi thông nguồn lực phát triển

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Hoàng Minh Hiếu - ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - nêu rõ điểm nổi bật trong các văn bản luật, nghị quyết trình Quốc hội lần này thể hiện rất rõ tư duy mới trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước.

Phân cấp, phân quyền để khơi thông nguồn lực phát triển - Ảnh 1.

Phiên thảo luận tại tổ 10 về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước - Ảnh: quochoi.vn

Phân cấp, phân quyền để khơi thông nguồn lực phát triển - Ảnh 2.

Đại biểu HOÀNG MINH HIẾU

Trước hết là tư duy rành mạch, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm của các chủ thể trong bộ máy nhà nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan phải chịu trách nhiệm đến cùng về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Cùng với đó, các văn bản luật và nghị quyết được xem xét thông qua lần này cũng thể hiện rất rõ chủ trương đẩy mạnh phân cấp phân quyền, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương.

Trong đó, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp chính quyền được xác định rõ trên cơ sở nguyên tắc việc gì cấp nào nắm rõ nhất, thực hiện tốt nhất thì giao cho cấp đó. Việc giao quyền phải kết hợp với việc giao nguồn lực triển khai thực hiện.

Đồng thời, các quy định trong các dự thảo cũng đã đưa ra các cơ chế để tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong việc quyết định, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

* Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều nhấn mạnh đến vấn đề điểm nghẽn trong thể chế. Theo ông, các dự luật được sửa đổi trình tại kỳ họp này có ý nghĩa thế nào để khơi thông điểm nghẽn này để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển trong kỷ nguyên mới?

- Lâu nay, trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước các cấp thì vấn đề gây vướng mắc nhiều nhất, được đề cập nhiều nhất là việc phân định thẩm quyền chưa rõ ràng, còn chồng chéo, thiếu đồng bộ; nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các nghị quyết có liên quan tại kỳ họp lần này có mục tiêu cơ bản là tháo gỡ những điểm nghẽn nói trên, góp phần hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của bộ máy nhà nước, các tổ chức và người dân.

Trong đó, trọng tâm sửa đổi các luật lần này là nhằm sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ của trung ương cũng sẽ giúp tăng cường sự chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc khơi thông các nguồn lực, phát huy những lợi thế, thế mạnh đặc thù của từng địa phương.

Việc phân cấp, phân quyền theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" được thể hiện xuyên suốt trong hầu hết các văn bản luật và nghị quyết được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.
Đại biểu HOÀNG MINH HIẾU

* Vấn đề phân cấp, phân quyền theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" được thể hiện thế nào trong các dự luật và nghị quyết được xem xét tại kỳ họp?

- Trước hết, vấn đề này được thể hiện tập trung trong Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Theo đó, các điều 7, 8, 9 của Luật Tổ chức Chính phủ đã làm rõ khái niệm và các nguyên tắc của việc phân cấp phân quyền. Trong đó, đáng chú ý là nguyên tắc việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nguồn lực, năng lực của địa phương.

Bảo đảm tính độc lập, chủ động, tự chủ của chính quyền địa phương trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm đối với các vấn đề của chính quyền địa phương.

Việc phân cấp phải đi cùng với việc bảo đảm các điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được phân cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.

Người dân, doanh nghiệp được lợi gì?

* Qua những nội dung trình kỳ họp bất thường xem xét thông qua, theo ông, các nội dung nào tác động nhiều nhất đến người dân, doanh nghiệp cũng như sẽ được lợi gì nhất khi thông qua?

- Kỳ họp này đã xem xét và thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có những nội dung tác động trực tiếp và sâu rộng đến người dân và doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trước mắt, các dự án đầu tư các công trình quan trọng được Quốc hội quyết định sẽ tác động sớm đến việc phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Về lâu dài, việc thay đổi tư duy trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước được thể hiện trong các văn bản luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho người dân và doanh nghiệp.

Người dân sẽ được hưởng lợi từ một nền hành chính minh bạch, hiệu quả và phục vụ tốt hơn. Các hoạt động kinh doanh cũng sẽ được giảm bớt chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, các doanh nghiệp sẽ có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn để phát triển.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng sẽ góp phần giúp hệ thống pháp luật được hoàn thiện hơn, minh bạch hơn, dễ tiếp cận hơn. Điều này giúp người dân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ, từ đó tuân thủ pháp luật tốt hơn.

Tăng cường tính chuyên nghiệp, khoa học

Việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật có liên quan tại kỳ họp này tập trung vào việc tăng cường tính chuyên nghiệp, khoa học trong quá trình xây dựng, quyết định chính sách, pháp luật, trong đó cũng đã đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Điều này giúp việc phản ứng chính sách của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền sẽ nhanh hơn, kịp thời hơn với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phân cấp, phân quyền để khơi thông nguồn lực phát triển - Ảnh 3.Phân cấp mạnh, địa phương tiếp nhận ra sao?

Dự Luật Đầu tư công sửa đổi đề xuất chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A của địa phương có quy mô vốn dưới 10.000 tỉ đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên