22/05/2020 21:32 GMT+7

Panasonic Việt Nam đảm nhận luôn phần phát triển sản phẩm mới

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Ngày 22-5, đại diện Panasonic Việt Nam xác nhận kế hoạch đóng cửa nhà máy Panasonic Thái Lan và bắt đầu dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Panasonic Việt Nam, dự kiến từ tháng 9-2020.

Panasonic Việt Nam đảm nhận luôn phần phát triển sản phẩm mới - Ảnh 1.

Panasonic hiện đang trong quá trình tái cơ cấu với mục tiêu giảm chi phí giảm 100 tỉ yen, tức khoảng 930 triệu USD trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3-2022

Theo đó, quá trình dịch chuyển này sẽ đưa việc sản xuất tủ lạnh công suất lớn và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan (PAPTH) về các nhà máy của Panasonic Appliances Việt Nam (PAPVN).

Cùng với đó, Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Panasonic Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển sản phẩm. 

"Bước đầu, chúng tôi dự kiến sẽ vận hành dựa trên nhà máy và cơ sở vật chất hiện tại. Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, chúng tôi sẽ lên kế hoạch để mở rộng sau này", đại diện Panasonic Việt Nam cho biết.

Song song với việc dừng sản xuất các nhà máy Panasonic tại Thái Lan, Panasonic Việt Nam cũng có những bước chuẩn bị để từ đầu tháng 9-2020 sẽ nhận khuôn rập/ khuôn đúc và từng bước tiến hành sản xuất tại Việt Nam.

Đại diện nhà sản xuất thiết bị điện tử gia dụng của Nhật cũng cho biết về cơ bản, công ty tại Việt Nam sẽ vận hành sản xuất với đội ngũ nhân sự và dây chuyền sản xuất hiện tại. Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch mở rộng sau này.

Dù chưa tiết lộ kế hoạch tăng vốn, nhưng việc thay đổi cơ cấu sản xuất của tập đoàn sẽ không làm tổng sản lượng mà Panasonic sản xuất tại Đông Nam Á giảm đi. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hirai Shinji - trưởng đại diện Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM (JETRO TP.HCM) - cho biết trước khi dịch COVID-19 xảy ra, Việt Nam là một trong ba quốc gia hàng đầu mà doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn khi đầu tư ra nước ngoài. 

Mặc dù hiện nay còn hơi sớm để đánh giá những thay đổi trước và sau dịch COVID-19 vì các dữ liệu đến nay còn chưa rõ ràng, tuy nhiên, điều dễ nhận thấy rằng Việt Nam vẫn là lựa chọn hàng đầu cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê vốn FDI vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm, vốn đầu tư tăng thêm của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng cao nhất trong các doanh nghiệp ngoại đang đầu tư tại đây, đứng trên doanh nghiệp Trung Quốc và Hàn Quốc. 

"Ngoài tiềm năng thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam, thì xu hướng đa dạng hóa thị trường đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang giúp dòng vốn này vào Việt Nam mạnh mẽ hơn", ông Hirai Shinji nói. 

Cũng theo đại diện JETRO TP.HCM, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đi kèm với chiến lược, mục tiêu dài hạn, vì vậy một chuyển động khác mà JETRO cũng nhìn thấy lúc này là các doanh nghiệp đang lên kế hoạch thay đổi phù hợp với tình hình mới. 

Tỉ lệ doanh nghiệp Nhật đầu tư, chuyển hướng sang khai thác thị trường tiêu dùng tại chỗ ngày càng tăng, giảm dần doanh nghiệp đầu tư phục vụ xuất khẩu.

Doanh nghiệp Nhật Bản thận trọng tuyển dụng lao động mới do dịch COVID-19 Doanh nghiệp Nhật Bản thận trọng tuyển dụng lao động mới do dịch COVID-19

Các công ty lớn của Nhật Bản đang thận trọng về tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp trong tài khóa 2020/2021, trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19 với nền kinh tế.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên