Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong một phát biểu vận động cho cuộc trưng cầu sửa đổi Hiến pháp - Ảnh: Reuters |
Cuộc gọi được thực hiện hôm 17-4 (giờ Mỹ), giữa lúc các phe đối lập và giới quan sát quốc tế phản đối cuộc trưng cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Những người chỉ trích lâu nay đã lên án chính sách độc đoán, cáo buộc ông Erdogan vi phạm nhân quyền và nay lại mong muốn gia tăng quyền lực.
Chính vì thế hãng tin AP thậm chí còn cho rằng động thái trên càng khiến ông Trump bị gắn với hình ảnh một nhà lãnh đạo ngày càng có khuynh hướng độc tài.
Hơn 80% trong tổng số 55 triệu cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia cuộc trưng cầu nêu trên.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ ngày 16-4 cho thấy 51,4% đồng ý với kế hoạch sửa đổi Hiến pháp. Theo đó nếu đồng ý sửa đổi, ông Erdogan và những người kế nhiệm sau này sẽ có quyền bổ nhiệm bộ trưởng và quan chức chính phủ, được điền tên một nửa số lượng thành viên trong cơ quan tư pháp cao nhất cả nước, được ra nghị định và tuyên bố tình trạng khẩn cấp…
Cuộc cải cách này được cho là nhằm dọn đường cho ông Erdogan, 63 tuổi, có thể giữ quyền lực tới năm 2029, theo AP.
Trong bối cảnh hoài nghi về ông Erdogan, các nước phương Tây muốn giám sát chặt chẽ cuộc bỏ trưng cầu nhằm chắc chắn người Thổ Nhĩ Kỳ đã “thể hiện ý chí dân chủ” của mình trước thùng phiếu.
Vừa qua cũng trong ngày 17-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner còn nhắc lại những lo ngại từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), kêu gọi quan sát những diến biến “bất thường” trong ngày bỏ phiếu, cũng như về một “sân chơi không công bằng” trong cuộc vận động về trưng cầu dân ý.
Một cuộc vận động chống thay đổi hiến pháp ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 17-4 - Ảnh: AFP |
Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer nói Mỹ muốn để một ủy ban quốc tế xem xét lại kết quả cuộc trưng cầu Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho biết: “Họ có quyền tổ chức bỏ phiếu và người của họ được tham gia. Trước khi chúng ta đi sâu vào hệ thống chính quyền của họ, cứ để các ủy ban này (ủy ban quốc tế) xem xét cuộc trưng cầu”.
Tại Đức, nơi có khoảng 4 triệu công dân Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống tổ chức bỏ phiếu, chính quyền Berlin cho rằng tất cả phụ thuộc vào việc ông Erdogan làm thế nào để hàn gắn những rạn nứt mà cuộc trưng cầu này tạo ra.
Hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong cuộc họp báo chung với phó Thủ tướng Sigmar Gabriel: “Cuộc trưng cầu với kết quả sít sao cho thấy xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đã chia rẽ như thế nào, và điều này đồng nghĩa với trách nhiệm to lớn cho dàn lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như với riêng Tổng thống Erdogan”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận