Phóng to |
Ảnh minh họa: scrapetv.com |
Vậy bố mẹ và con nên giải quyết vấn đề này như thế nào?
Theo nhà tư vấn Suzie Hayman - tác giả cuốn sách mới ra mắt Parenting your teenager (tạm dịch Làm cha mẹ của đứa con tuổi teen), khi bước vào tuổi mới lớn, con bạn đang trở thành một "người lớn tập sự" và bắt đầu tự đứng trên đôi chân mình. Lúc này, bố mẹ phải học cách "thả lỏng" và nhận ra họ không còn là trung tâm vũ trụ của đứa con nữa.
Đây cũng là một loại khủng hoảng tuổi trung niên của bậc làm cha mẹ khi họ như thể bị mất đi lý do tồn tại của mình. Rất nhiều bậc cha mẹ thấy thật sự khó khăn khi không kiểm được con mình nữa. Nhưng cũng giống như việc đứa trẻ chập chững tập đi cần phải ngã để học cách đứng lên, các ông bố bà mẹ phải cho phép đứa con tuổi teen tự học từ những lỗi lầm của mình.
Dưới đây là những bí quyết nuôi dạy con tuổi teen của nhà tư vấn Suzie Hayman được tác giả đúc kết từ chính kinh nghiệm của mình như là một bà mẹ kế, một nhà tư vấn và một đứa trẻ nổi loạn hồi mới lớn:
1. Để mắt đến con, cho con thấy sự quan tâm của bạn và đặt ra một số giới hạn. Đồng thời phải tin cậy con và không can thiệp hay cố gắng kiểm soát con.
2. Chọn những vấn đề cần giải quyết. Quyết định xem vấn đề nào bạn sẽ tập trung làm rõ, vấn đề nào cần thương lượng với con và vấn đề nào cần thả lỏng.
3. Tìm hiểu xem tại sao đứa trẻ cư xử tệ. Con bạn có những cuộc cãi cọ nào với bạn bè không? Nó có nỗi sợ nào về những thay đổi tâm sinh lý không? Cố gắng trò chuyện với con để biết xem điều gì đã khiến con như vậy.
4. Bạn có thể bị tổn thương vì những lời nói của con nhưng đừng quá coi trọng, cho rằng lời nói đó ám chỉ mình.
5. Dù bạn cảm thấy bực bội đến đâu, hãy nhớ bạn không thích những việc con làm chứ không phải là bạn không thích con.
6. Nhớ rằng chính bạn cũng trải qua những ngày tháng tuổi teen và bố mẹ bạn đã đau đầu vì bạn như thế nào.
7. Thông thường, khi con bạn bước vào tuổi mới lớn cũng là lúc bạn gặp phải những khủng hoảng tuổi trung niên. Các xung đột giữa bố mẹ và con thường xuất hiện vì bố/mẹ lo lắng về những vấn đề của chính mình chứ không phải lo lắng chuyện của con.
8. Chấp nhận con bạn không thể sống cuộc đời của bạn bằng cách thực hiện những khát vọng của bạn.
9. Dạy đứa con tuổi mới lớn là công việc vất vả, vì vậy hãy cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận