Đây là một phần của dự án xã hội do Quỹ tiết kiệm 1 tỉ m3 nước cho Việt Nam (thuộc nhãn hàng Comfort), Bộ Tài nguyên và môi trường VN và báo Tuổi Trẻ phối hợp thực hiện.
Hành trình tìm kiếm đại sứ nước 2014 chính thức bắt đầuCâu chuyện về những đại sứ nước thầm lặngComfort khởi động “Hành trình tìm kiếm đại sứ nước 2014”
Phóng to |
Hình ảnh một góc sông Citarum (Indonesia), nơi từng được mệnh danh “thiên đường hạ giới” - Ảnh: Channel4 |
Chỉ mới được công chiếu từ giữa tháng 4, phóng sự The river of rubbish (tạm dịch: Dòng sông rác rưởi) của kênh truyền hình Anh Channel 4 với những thước phim khắc họa sự ô nhiễm của con sông Citarum (Indonesia) đã nhanh chóng trở thành tâm điểm khiến nhiều người sửng sốt.
Chuyện ở “dòng sông rác”
Tăng tính liên kết với Bản đồ đại sứ nước Để tăng tính sinh động và liên kết giữa các cá nhân tham gia “Hành trình tìm kiếm đại sứ nước 2014”, chương trình đã ra mắt Bản đồ đại sứ nước tại trang web chính thức của cuộc thi www.1tym3nuoc.vn. Thông qua bản đồ này, các bạn trẻ có thể chia sẻ, dõi theo thông tin, hình ảnh hay những câu chuyện về các gương mặt có cống hiến thầm lặng với nguồn nước... được bố trí theo từng vùng miền trải dài khắp Việt Nam. |
“Thật ngoài sức tưởng tượng”, “quá khủng khiếp”... là những bình luận phổ biến trên YouTube lẫn các trang báo mạng. Từng được mệnh danh “thiên đường hạ giới” của Indonesia, dòng sông Citarum hiện giờ ngập chìm trong rác thải, hóa chất độc hại lẫn xác động vật chết... và có tên gọi mới “con sông bẩn nhất thế giới”.
Vậy mà đây lại là nơi cung cấp nước uống, nước sinh hoạt... cho hơn 35 triệu người! Lượng thủy ngân trong nước cao gấp nhiều lần quy định dẫn đến việc gia tăng các ca ung thư, chứng bệnh ngoài da, bệnh thần kinh và chậm phát triển ở trẻ nhỏ trong khu vực.
Bên cạnh những cáo buộc về trách nhiệm của một số nhà máy sản xuất trong khu vực, câu hỏi về ý thức của người dân địa phương cũng được đặt ra và thu hút nhiều tranh luận. “Tôi thấy rất nhiều trong đó là rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình”, “Nhiều người chỉ biết giữ sạch cho nhà mình và vô tư xả rác chốn công cộng, họ không biết được hậu quả lâu dài của chuyện này”... bạn đọc khắp nơi bức xúc bày tỏ.
Báo động ý thức sử dụng nước
Thực tế tình trạng trên không chỉ diễn ra ở Indonesia. Theo trang Water.org, mỗi năm trên thế giới có hơn 3,4 triệu người chết vì bệnh liên quan đến sự ô nhiễm, thiếu vệ sinh của nguồn nước (phần lớn xảy ra tại các nước đang phát triển), 780 triệu người không có điều kiện tiếp cận nguồn nước sạch, số người chết vì sự ô nhiễm của nguồn nước, điều kiện sống thiếu vệ sinh nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến tàn bạo nào...
Ngay cả ở VN, nhiều bạn trẻ cho rằng cần lên tiếng báo động ý thức sử dụng nước của một bộ phận người dân.
Có sự lãng phí nước rõ rệt ở những hộ dùng nước giếng. Do nghĩ theo hướng dùng nước không phải trả tiền nên họ dùng thả ga dẫn đến thất thoát lượng lớn nước có thể sử dụng mà không biết rằng sau này sẽ phải dùng nước ngầm ở khu vực sâu và nhiễm độc” - Trần Văn Thức (ủy viên Liên chi hội khoa môi trường ĐH KHTN TP.HCM) trăn trở.
Có cơ hội đi nhiều, tiếp xúc nhiều... bạn Phạm Vũ Hoàng Giang (nguyên bí thư Đoàn khoa quan hệ quốc tế ĐH KHXH&NV TP.HCM) cũng cho rằng ý thức tiết kiệm nước của người dân VN chưa được quan tâm đúng mức.
“Tôi từng chứng kiến nhiều gia đình lấy nước sạch tưới sân vài ba lần mỗi ngày chỉ để... cho mát! Thỉnh thoảng tôi cũng thấy một số cột nước ở thành phố xả nước vô tội vạ mà không ai buồn đóng lại... trong khi những người dân ở Trà Vinh, Đắk Nông phải hứng nước mưa để uống”, Hoàng Giang cho biết.
Hoàng Giang cho rằng đã đến lúc mọi người cùng chung tay nâng cao ý thức sử dụng nguồn nước để từ đó xã hội hoàn thiện hơn. “Tôi từng là đại biểu của chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á (SSEAYP) do Chính phủ Nhật tổ chức. Tuy đây là tàu du lịch năm sao nhưng nguồn nước sử dụng trên tàu phần lớn đều là nước tái chế. Họ có hẳn một hệ thống tái chế nước thải ngay trên tàu nên nước sau khi tắm rửa, nấu ăn... sẽ được làm sạch cho lần sử dụng tiếp theo. Tôi nghĩ chúng ta có thể học ở họ từ những câu chuyện nhỏ như thế này”, Hoàng Giang nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận