Hàng trăm hộ dân Tuy Phước thiếu nước sinh hoạtĐề xuất tăng giá nước: cao nhất 3.000 đồng/m3TP.HCM: dân ngoại thành “kêu trời” vì cúp nước
Phóng to |
Nước từ bình lọc mini được súc xả đen ngòm tại nhà một hộ dân khu dân cư Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM (ảnh chụp ngày 20-5-2014) - Ảnh: Q.Khải |
ÔngNGUYỄN THANH SANG (phó giám đốc kinh doanh BCCI): Tăng giá mới đủ bù chi phí Là chủ đầu tư hạ tầng của một khu dân cư, chúng tôi cho rằng trạm cấp nước phục vụ người dân là “chính sách hậu mãi kèm theo” nên việc định giá bán nước sinh hoạt không phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền như các đơn vị khác. Thời gian vừa qua, việc duy trì hoạt động cấp nước của chúng tôi bị lỗ do giá điện, hóa chất tăng. Phải tăng giá với mức như trên chúng tôi mới đảm bảo đủ chi phí sản xuất, vận hành trạm cấp nước công suất 1.500 m³/ngày, cung cấp cho khoảng 2.000 hộ dân ở Bình Hưng. Về chất lượng nước, chúng tôi đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đồng thời vẫn lấy mẫu kiểm tra hằng tháng và kiểm tra định kỳ ba tháng một lần. |
Năm 2000 tôi mua nhà tại khu dân cư Bình Hưng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI) làm chủ đầu tư. Do thời điểm đó ở đây chưa có hệ thống nước máy nên người dân sử dụng nước giếng khoan được xử lý do chủ đầu tư cung cấp.
Nước có khi trong khi đục, nhiều dụng cụ chứa nước để qua đêm bị bám cặn dưới đáy. Lo ngại chất lượng nước không tốt, nhiều hộ phải bỏ tiền mua thêm hệ thống lọc mini. Tùy theo điều kiện, có hộ mua bộ lọc vài triệu đồng nhưng có hộ bỏ ra gần 10 triệu đồng để trang bị hệ thống lọc nước. Riêng gia đình tôi đều đặn mỗi tháng phải qua nhà người thân ở tận quận Tân Bình, TP.HCM chở về khoảng chục thùng nước máy dự trữ để uống và nấu ăn, còn nước giếng do BCCI cung cấp chỉ để tắm giặt.
Chất lượng nước như vậy mà giá cả tăng nhiều lần. Thời gian đầu tôi về ở giá nước ở đây 5.000 đồng/m³, sau đó tăng lên 8.000 đồng/m³ và đến đầu tháng 5-2014, giá nước lên 9.000 đồng/m³. Việc tăng giá nước, người dân chúng tôi chỉ biết được thông qua một thư ngỏ mà chủ đầu tư gửi với những lý do là: “Giá điện tăng 10%, giá nguyên liệu, hóa chất cũng tăng 10-20%, ảnh hưởng đến mức bù lỗ... nên tăng giá nước và mong khách hàng thông cảm”.
Theo tôi được biết, trên địa bàn TP không chỉ riêng BCCI sử dụng nguồn nước giếng cung cấp lại cho người dân ngoại thành. Tuy nhiên giá nước của đơn vị khác thấp hơn giá nước của BCCI, như giá nước do Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cung cấp chỉ từ 3.300-7.000 đồng/m³. Trong các cuộc họp ở ấp, tại đảng bộ địa phương, người dân chúng tôi từng có ý kiến về vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Là một người dân sống trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi mong mỏi có được nguồn nước phục vụ sinh hoạt hằng ngày đạt chất lượng với giá cả hợp lý. Mong các cơ quan có thẩm quyền xem xét nguyện vọng chính đáng này của người dân chúng tôi.
Địa phương nên giám sát giá nước Theo ông Lê Văn Minh, trưởng phòng quản lý cấp nước của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (thuộc Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV), trung tâm cũng sử dụng các công nghệ xử lý nước ngầm sau đó cung cấp lại cho người dân. Giá nước do các trạm cấp nước của trung tâm cung cấp cho người dân chỉ từ 3.300-7.000 đồng/m³. “Mức giá mà trung tâm đang áp dụng đều được các cơ quan có thẩm quyền của TP như Sở Tài chính thẩm định trình UBND TP.HCM phê duyệt. Tôi nghĩ việc này là cần thiết vì có cơ chế giám sát và thống nhất, chứ mỗi đơn vị cung cấp nước muốn thu hồi vốn nhanh, đẩy giá lên cao không ai giám sát thì không tốt” - ông Minh cho biết. Ông Nguyễn Văn Tùng, đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM, đề nghị nên có giám sát về giá cũng như chất lượng nước sinh hoạt cung cấp cho người dân và giao lại cho chính quyền địa phương thực hiện. “Một số khu dân cư được các chủ đầu tư cung cấp nước giếng đã qua xử lý, có nơi giá lên đến 10.500 đồng/m³ nước. Giá nước này đã hợp lý chưa là chuyện đáng nói, vì việc ấn định giá chủ yếu dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các hộ dân và chủ đầu tư, chứ không có quy định bắt buộc chủ đầu tư phải trình phương án giá cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt” - ông Tùng nói. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận