Nợ nước ngoài của doanh nghiệp tăng nhanh do nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho các công trình, dự án… - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ông Hiển nói: Nhiều năm trở lại đây, VN thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài, chính sách hướng vào thúc đẩy xuất khẩu. Do đó, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho các công trình, dự án, nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, xuất khẩu là rất lớn. Nên nợ nước ngoài của DN tăng rất nhanh. Dư nợ bình quân nợ nước ngoài trung dài hạn năm sau tăng so với năm trước gần 30% mỗi năm, thậm chí có khoản nợ ngắn hạn của tổ chức tín dụng trong năm 2017 tăng 72%.
* Nợ nước ngoài tự vay tự trả của DN đến thời điểm này là bao nhiêu?
- Đến cuối năm 2017, tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia là 2.451.978 tỉ đồng, bằng 49% GDP, chỉ còn 1% là chạm trần cho phép. Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ là 1.040.000 tỉ đồng; nợ bảo lãnh chính phủ 252.000 tỉ đồng; nợ tự vay tự trả của các DN: 1.160.000 tỉ đồng gồm nợ trung dài hạn tự vay tự trả: 667.000 tỉ đồng, nợ ngắn hạn là 493.000 tỉ đồng. Riêng 8 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp đăng ký cho khoảng 1.200 khoản vay nước ngoài của DN với vài tỉ USD rồi.
* Nhu cầu vốn là rất lớn khi chúng ta là nước xuất khẩu. Nên có xem xét nới trần ra không, thưa ông?
- Đến thời điểm này chúng ta chưa đặt vấn đề nâng tỉ lệ nợ nước ngoài của quốc gia lên trên 50% GDP. Nếu nâng lên trên 50% thì Chính phủ phải báo cáo Quốc hội. Hiện nay Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước tổng kết đánh giá toàn bộ hoạt động vay trả nợ nước ngoài, hoạt động tự vay tự trả của các DN.
Trong năm 2017, các DN của ta vay nợ nước ngoài ngắn hạn hơn 70 tỉ USD chủ yếu để mở LC nhập rồi chuyển nhượng khoản vay ngắn hạn thành dài hạn; vay góp cổ phần của DN; vay thanh toán hàng nhập khẩu...
Với nghĩa vụ trả nợ vay đến hơn 70 tỉ USD mà phải trả trong năm nợ gốc lên đến 67 tỉ USD và tiền lãi một vài trăm triệu USD là mức quá lớn. Do đó, chung quy lại là cần đánh giá lại nợ nước ngoài tự vay tự trả DN.
* Nợ nước ngoài của DN còn gì bất cập, cần phải đánh giá, sửa đổi?
- Dư nợ nước ngoài của VN năm 2017 tăng đột biến 73% so với năm 2016. Có lo ngại là xu hướng nợ ngắn hạn nhưng khi không trả được nợ đúng hạn thì DN lại chuyển khoản nợ thành dài hạn. Đơn cử như khoản vay ngắn hạn của nhà đầu tư tỉ phú Thái mua Sabeco. Tỉ phú Thái vay ngân hàng Thái để mua cổ phần Sabeco. Nhưng nhà đầu tư này đã lập công ty ở VN để đứng ra vay nợ.
Điều đáng nói là khi đăng ký khoản vay 4,8 tỉ USD mà để mua cổ phần Sabeco là ngắn hạn nhưng đến nay có thông tin DN xin chuyển khoản vay sang nợ dài hạn.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước đang xin Chính phủ xử lý bởi nếu chuyển khoản nợ 4,8 tỉ USD từ ngắn hạn sang dài hạn thì tổng các khoản vay nước ngoài tự vay tự trả của DN năm 2017 sẽ gấp đôi hạn mức mà Chính phủ cho phép là 5 tỉ USD, vượt ngưỡng cho phép, không đúng nghị quyết của Quốc hội.
Theo ông Hiển, hiện nay nợ nước ngoài của quốc gia gồm có ba cấu phần. Một là nợ của Chính phủ. Hai là nợ Chính phủ bảo lãnh. Ba là nợ tự vay tự trả của DN.
Đối với nợ nước ngoài của Chính phủ thì Chính phủ chỉ vay ODA và vay ưu đãi, không vay thương mại, phát hành trái phiếu quốc tế. Chính phủ đi vay nước ngoài chỉ vay ODA, vay ưu đãi theo các hiệp định thì đang vay kỳ hạn là 25 năm, 5 năm ân hạn.
Kỳ hạn còn lại để trả nợ đối với các khoản vay ODA từ trước đến nay còn lại phải trả thì tính trung bình khoảng 8 - 9 năm. Nếu trả dần thì đến năm 2036 sẽ trả hết.
ODA trước đây vay 40 năm, bây giờ chỉ còn 25 năm. Còn lãi suất vay đã tăng cao, trước đây lãi vay ODA là 0% hoặc dưới 1%, còn bây giờ đã vay đến 2,5%/năm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận