Toyota chọn doanh số hay nước Nhật?
Phóng to |
Carlos Ghosn và công nhân Hãng Nissan |
Chưa đầy 10 năm, nhờ cắt giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Nissan trên trường quốc tế, năm 2010 Nissan giành được ngôi vị ôtô Nhật Bản thứ 2 của Honda, nhiều nhà phân tích đã ca ngợi ông là “phù thủy của công nghiệp ôtô”. Đối với nhiều người, làm thế nào Carlos Ghosn có thể cắt giảm chi phí sản xuất là điều bí ẩn.
Sau thảm họa động đất và sóng thần vào tháng 3-2011, Toyota và Honda bị sụt giảm sản lượng nặng nề do thiếu nguồn phụ tùng lắp ráp cung cấp từ Nhật nhưng sản lượng của Nissan không giảm sút bao nhiêu, thậm chí công ty còn đưa ra dự báo sẽ đạt doanh số 4,6 triệu xe trong năm nay so với 4,2 triệu xe của năm 2010. Vì sao Nissan lại ít bị thiệt hại do thiên tai? Phải chăng thiên tai biết “né” các nhà cung cấp phụ tùng cho Nissan.
Sau ngày Toyota tuyên bố các nhà cung cấp phụ tùng cho Toyota phải giảm giá nếu không muốn bị thay thế bởi các nhà cung ứng nước ngoài. Hôm 6-10, với mục đích khuyến cáo Chính phủ Nhật, ông Carlos Ghosn thổ lộ từ 10 năm trước Nissan đã thay thế những nhà cung cấp phụ tùng Nhật Bản bằng các nhà cung cấp phụ tùng nước ngoài có giá cả thấp hơn. Ông nói thêm hiện nay Nissan cũng như các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản khác đang gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất ở Nhật vì đồng yen tăng giá. Nếu Chính phủ Nhật không có biện pháp giải quyết, Nhật Bản sẽ lâm vào tình trạng “chảy máu công nghiệp”.
Hiện nay Honda và Nissan chỉ duy trì khoảng 25% ôtô bán trên toàn cầu được sản xuất trong nước, trong khi Toyota vẫn duy trì ở mức 46%. Hồi tháng trước Honda tuyên bố trong 10 năm tới sẽ giảm số xe xuất khẩu còn 50% mức hiện nay.
Toyota cho biết mỗi khi đồng USD mạnh lên hay yếu đi 1 yen, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Toyota 34 tỷ yen/năm (443 triệu USD). Toyota dự kiến với tỉ giá hiện tại, công ty bị thiệt hại 450 tỉ yen hay 6 tỉ USD trong năm tài chính này
Hiroshi Ataku, một nhà phân tích của công ty dự báo HIS, nhận xét “ Đồng yen cao bắt buộc Toyota phải tìm kiếm nhà cung cấp rẻ hơn. Toyota phải làm theo những gì mà Ghosn đã làm từ 10 năm trước, tìm kiếm chuỗi cung ứng rẻ hơn,”
Thế là đã rõ, nhờ vào nguồn cung ứng phụ tùng giá rẻ hơn ở nước ngoài, ông Ghosn đã cứu được Nissan thoát khỏi phá sản. Cũng nhờ nguồn cung ứng này, không lệ thuộc vào nguồn phụ tùng trong nước còn chưa phục hồi sau thiên tai, Nissan đã có được nguồn phụ tùng để phục hồi các dây chuyền lắp ráp nhanh chóng nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận