Từng đàn voọc chà vá chân đen khoảng 15-20 con/đàn từ núi cao xuống vùng ven biển kiếm thức ăn, nước uống - Ảnh: HỮU PHƯƠNG
Theo đó, Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển huyện điều tra xác định giống loài, tập tính sinh sống, di chuyển bầy đàn của loài voọc chà vá chân đen để làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ đàn voọc trong lâm phần rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam.
Voọc chà vá chân đen xuất hiện nhiều tại vùng ven biển huyện Thuận Nam, Ninh Thuận - Video: HỮU PHƯƠNG
Ông Hiếu cho biết trước mắt phân công lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra, theo dõi đàn voọc di chuyển, nhất là khi chúng đến vùng rẫy người dân tìm thức ăn, nước uống.
Ban quản lý rừng cũng phối hợp Hạt kiểm lâm huyện tuyên truyền người dân vùng đệm không được săn bắn vì voọc chà vá chân đen là động vật hoang dã quý hiếm được pháp luật bảo vệ và tránh các tác động tiêu cực đến sự sống tự nhiên của loài voọc này.
“Các phương án, giải pháp bảo vệ đàn voọc chà vá chân đen sau khi hoàn thành, Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển huyện sẽ trình Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện” - ông Hiếu nói.
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, nhiều ngày qua do thời tiết nắng hạn kéo dài, đàn voọc chà vá chân đen khoảng 200 con từ núi cao xuống tại 12 điểm từ vùng núi Mũi Dinh (xã Phước Dinh) đến vùng núi Mũi Điện - Sừng Trâu (xã Phước Diêm) thuộc lâm phần rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam để kiếm thức ăn, nước uống.
Dọc tuyến đường ven biển thuộc huyện Thuận Nam có nhiều cây đâm chồi lá là nguồn thức ăn thu hút đàn voọc chà vá chân đen tìm đến - Ảnh: HỮU PHƯƠNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận